Tại sao ư?
– Bạn quá bận rộn để chăm sóc chồng con, nấu cho chồng con một bữa cơm gia đình.
– Bạn quá khác biệt so với ngày yêu về tính cách: đanh đá, chua ngoa, bủn xỉn…
– Bạn quá chăm chú cho chồng con mà không để ý đến bản thân: Quần áo lôi thôi, dáng vóc không thon gọn, không có ý tứ với chồng…
– Thường xuyên không hâm nóng tình cảm vợ chồng.
– Ngại đi đâu đó với chồng mà chỉ muốn ở nhà… Đây là những nguyên nhân thường thấy khiến cho các ông chồng có tâm tưởng đến “người thứ 3”. Và khi bị phát hiện không ít các bà vợ ghen tuông ầm ĩ nhưng hãy nhớ “Xấu chàng hổ ai”.
Bạn có quyền ghen tuông nhưng cần ghen tuông một cách thông minh, ứng xử sao cho khéo với người thứ 3. Vừa có thể làm cho chồng tỉnh ngộ mà vẫn có thể giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Bạn nghe thông tin đó từ ai thì đừng vội vàng quy chụp, đổ hết lỗi cho bạn đời của mình. Hãy bình tĩnh hết sức có thể. (Ảnh minh họa)
Dưới đây là các bước ứng xử khi xuất hiện người thứ ba:
– Bình tĩnh xem xét: Bạn nghe thông tin đó từ ai thì đừng vội vàng quy chụp, đổ hết lỗi cho bạn đời của mình. Hãy bình tĩnh hết sức có thể.
– Khi biết rõ vợ/chồng ngoại tình thì tự mình nên thẩm định lại xem thông tin đó thế nào đồng thời thu thập những chứng cứ xác thực để đối phương không thể chối cãi, ưu thế thuộc về bạn khi đàm phán. Hoặc nếu sự việc quá nghiêm trọng đến mức ly hôn thì đây sẽ là chứng cứ có lợi cho bạn.
– Bắt đầu đánh giá xem người thứ ba xuất hiện với tư cách gì, là người bạn, đồng nghiệp hay người tình chen vào phá hoại hạnh phúc gia đình bạn.
– Sau đó căn cứ vào mối quan hệ của vợ/chồng với gia đình, ví dụ họ vẫn quan tâm, hay họ đã sao nhãng, không quan tâm gia đình, cáu gắt bạn đời… Từ đó mới đi đến kết luận là người thứ ba là kẻ phá đám hay chỉ là người làm phong phú thêm đời sống gia đình.
– Sau đó nên nói chuyện với người bạn đời của mình trước khi đi nói chuyện với người thứ ba. Đây không phải là cuộc nói chuyện thông thường mà là đàm phán, bạn cần có kĩ năng. Cuộc đàm phán thuyết phục là làm đối phương thừa nhận những chứng cớ bạn đưa ra. Cái quan trọng nhất trong cuộc đàm phán là đặt trọng trách, trách nhiệm lên đối phương:
– Khi biết được tâm ý của vợ/chồng mình thì lúc này mới đi gặp người thứ ba. Hãy chọn địa điểm, ăn mặc, lời ăn tiếng nói lịch sự. Bắt đầu cuộc đàm phán thẳng thắn, tạo áp lực lên người kia, để họ nhận ra đang là kẻ phá hoại gia đình người khác. Tuyệt đối không nổi nóng, dùng những biện pháp đánh ghen thiếu khôn ngoan