Thắc mắc 1: Tại sao đã qua tuổi dậy thì rồi mà da vẫn bị mụn? Mụn tuổi trưởng thành khác mụn tuổi dậy thì như thế nào?
> Bác sĩ: Mụn ở người trưởng thành có 2 dạng:
– Mụn trứng cá khởi phát muộn, thường xảy ra sau 25 tuổi, trước đó chưa hề bị mụn.
– Mụn trứng cá dai dẳng, là mụn từ tuổi dậy thì còn kéo dài đến trưởng thành.
Nếu ở tuổi dậy thì, sự thay đổi lượng hoocmon tiết ra làm tăng hoạt động của tuyến bã nhờn, khiến da dễ bị mụn thì bước vào tuổi trưởng thành, danh sách nguyên nhân gây mụn nhiều hơn:
• Nguyên nhân tại chỗ: vệ sinh da mặt không đúng cách, chà xát, nặn bóp, lạm dụng mỹ phẩm… làm tổn thương da.
• Yếu tố stress: căng thẳng, thức đêm, áp lực từ công việc và gia đình… có thể gây nên bệnh hoặc làm tình trạng mụn nặng hơn.
• Yếu tố nội tiết: trước kỳ kinh, thai kỳ, thuốc ngừa thai, mãn kinh…
• Thuốc: một số thuốc làm tăng trứng cá như corticoid, lithium, thuốc chống động kinh …
• Yếu tố gia đình, di truyền…
Ngoài ra, vị trí, tình trạng, khả năng phục hồi… của mụn tuổi trưởng thành cũng có nhiều điểm khác biệt so với mụn tuổi dậy thì. Sự khác nhau này có thể được tóm tắt ngắn gọn trong bảng dưới đây:
MỤN TUỔI DẬY THÌ | MỤN TUỔI TRƯỞNG THÀNH | |
Vị trí | Tập trung ở vùng chữ T (trán-mũi-cằm) | Tập trung ở vùng chữ U (hai bên má-cằm) |
Tình trạng | • Mụn trứng cá có thể trở nên rất nghiêm trọng. Tuy nhiên sẽ giảm dần khi qua tuổi dậy thì. • Làn da nhanh chóng phục hồi sau khi hết mụn. |
• Mụn có khuynh hướng lặp đi lặp lại, cấu trúc da liên tiếp bị tổn thương. • Những tổn thương trên da khó phục hồi và khiến da sớm bị lão hóa. |
Ở tuổi trưởng thành, da bắt đầu bước vào thời kỳ lão hóa với nhiều biểu hiện như hoạt động của tuyến bã nhờn giảm sút, cấu trúc collagen và sợi elastin kém vững chắc, tuần hoàn máu của da kém hơn. Vì thế, sự tái tạo các tế bào mới diễn ra chậm hơn, các vết mụn thường kéo dài dai dẳng, sẹo mụn và vết thâm rất khó phục hồi, lão hóa, làn da trở nên kém mịn màng, tươi tắn.
Thắc mắc 2: Điều trị mụn tuổi trưởng thành như thế nào cho hiệu quả?
> Bác sĩ:
• Do sự phong phú về nguyên nhân, và khác biệt về hình thái mụn, nên điều trị mụn ở người trưởng thành khó khăn hơn, nhiều cấp độ tùy theo chia độ trên lâm sàng.
• Trong những trường hợp nhẹ và trung bình, khởi đầu dùng thuốc bôi và vệ sinh da nhẹ nhàng. Dùng những sản phẩm kiểm soát nhờn mụn kèm theo dưỡng ẩm, Vitamin C, tăng cường collagen và giảm thâm da.
• Trường hợp nặng cần thêm toa của bác sĩ da liễu.
• Đặc biệt loại sản phẩm chứa Salicylic Acid, có tác dụng kháng khuẩn, chống sừng hóa nang lông, làm thông thoáng lỗ chân lông góp phần điều trị và dự phòng mụn.
Mục đích điều trị:
• Chống tiết nhiều chất bã
• Chống dày sừng, tắt nang lông
• Chống nhiễm khuẩn
• Kháng viêm.
Thắc mắc 3: Cần lưu ý điều gì khi trang điểm cho da mụn?
> Bác sĩ: Trang điểm để giúp bạn tự tin hơn là nhu cầu cần thiết. Tuy nhiên, việc phủ nhiều lớp kem nền và che khuyết điểm dày để che mụn sẽ khiến tình trạng mụn trở nên nặng hơn. Vì thế, khi bị mụn bạn cần trang điểm đúng cách và lựa chọn các loại mỹ phẩm phù hợp:
• Thoa một lớp tinh chất trị mụn 5-10 phút trước khi trang điểm để tạo thành lớp màng bảo vệ da và ngăn hình thành mụn mới.
• Lựa chọn các loại kem chống nắng không chứa dầu, không có mùi thơm hoặc các loại kem chống nắng dành riêng cho da mụn để tránh gây kích ứng hay dị ứng cho da.
• Tẩy trang, làm sạch lớp trang điểm ngay khi có thể, đặc biệt trước khi đi ngủ để tránh lớp mỹ phẩm còn sót lại trên da gây bít tắc lỗ chân lông, khiến mụn nổi nhiều hơn.
• Thường xuyên vệ sinh và thay mới dụng cụ trang điểm như bông phấn hay cọ trang điểm.
Với da mụn, cần chăm sóc da thường kỳ, bôi sản phẩm chuyên cho mụn trưởng thành; sự kiên nhẫn đều đặn sẽ mang lại hiệu quả tốt