Khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh nấm tóc, bệnh nhân không nên cào gãi, chà sát da, gây rách da đầu bởi điều này sẽ làm cho nấm lây nhanh và rộng hơn. Thay vào đó, cần vệ sinh kỹ da tóc, để tóc khô thoáng, tránh đội mũ nón gây ẩm ướt da đầu.
Để đề phòng bệnh tái phát, bạn nên xả nhiều nước sau khi gội và làm khô tóc sau khi gội hay đi ngoài trời mưa. Không đội mũ quá chật và ủ quá lâu, sẽ làm cho tóc ẩm, phát sinh nấm. Tránh gội đầu quá nhiều và dùng chung khăn, lược, mũ với người khác, đặc biệt là những người tóc có nhiều gàu hoặc các biểu hiện của bệnh nấm tóc.
Cần cảnh giác với những loại dầu gội đầu có độ tẩy gàu cao, dùng lâu ngày làm tóc khô giòn, dễ gãy, dễ rụng. Da đầu bị tẩy gàu quá mạnh thành khô, gây ngứa làm ta dễ nghĩ mình bị nấm tóc, rồi tự động điều trị không thích hợp, gây hậu quả đáng tiếc.
Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ mũ đội đầu đặc biệt là mũ bảo hiểm. Bởi mũ bảo hiểm cũng là nơi vi khuẩn và nấm tóc phát triển nhanh khiến tình trạng gàu ống của bạn ngày càng nghiêm trọng. Ngoài ra, với những người bị gàu ống thì nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, khói bụi… để tránh ra nhiều mồ hôi, bám bẩn càng khiến vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để sinh sôi và phát triển.
Chanh: “khắc tinh” của gàu
Cách 1: Cắt đôi quả chanh, vắt lấy nước vào một ly riêng. Làm ướt tóc bằng nước chanh này và mát-xa da đầu bằng vỏ chanh. Sau đó, xả tóc lần nữa bằng nước chanh và gội lại với nước sạch. Làm mỗi ngày 2 lần đến khi sạch gàu.
Cách 2:
Chuẩn bị:
– 1/2 quả chanh
– 3 thìa cà phê lá bạc hà xay nhuyễn
– 1-2 viên phèn chua
Thực hiện : Cho 1-2 viên phèn chua, lá bạc hà và nửa quả chanh (có thể để cả vỏ) vào xay nhuyễn. Làm ướt tóc, ủ tóc với hỗn hợp trong 20 phút sau đó xoa bóp nhẹ nhàng, xả sạch và gội lại với dầu gội trị gàu. Thực hiện 2 lần/tuần, gàu sẽ không quay trở lại và làm phiền các bạn nữa.