Tết Hàn thực vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc, từ thời Xuân Thu. Do ảnh hưởng nền văn hóa lâu đời của người Hoa, người Việt cũng có Tết Hàn thực nhưng có ý nghĩa riêng, mang đậm màu sắc dân tộc. Ở Việt Nam, các gia đình làm bánh trôi bánh chay cúng ông bà, tổ tiên và không kiêng đốt lửa.
Trước đây, bánh trôi thông thường được làm từ bột gạo nếp, đường phên, nặn thành bánh rồi đem luộc chín. Những đĩa bánh trôi trắng ngần, tròn trịa, ngọt ngào, thanh mát giản dị nhưng luôn để lại nhiều ý nghĩa trong tâm hồn mỗi người Việt.
Chị Minh Hằng ở Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ, “năm nào nhà mình cũng làm bánh trôi. Vì đi làm về muộn nên nhà mình thường làm bánh trôi vào buổi chiều tối ngày hôm trước của mùng 3/3 âm lịch. Cả nhà cùng nhau làm nên rất vui.
Bánh trôi, bánh chay truyền thống của chị Trịnh Thị Thùy Linh (Hà Đông, Hà Nội)
Bánh trôi bánh chay thơm ngon, hấp dẫn của chị có nick facebook Oanh Xinh
Chị Mai Thị Lan Phương chia sẻ, chị còn sử dụng thêm cả bim bim Thái để trang trí cho món bánh trôi nhà mình đẹp và hấp dẫn. Chị chỉ mất 60 phút để làm bánh và cúng thôi
Tuy nhiên, dường như sáng tạo không bao giờ ngừng nghỉ trong mỗi căn bếp. Để phong phú hơn đĩa bánh trôi, bánh chay truyền thống, các chị em đã pha chế các chất tạo màu từ lá cây như lá cẩm, lá nếp, gấc, chanh dây… để làm nên những đĩa bánh ngũ sắc đẹp mắt vô cùng. Sau đó, cùng nhau chia sẻ trên các group nấu ăn ở mạng xã hội.
Trong ngày này, nếu lướt qua nhiều hội nhóm nấu ăn của facebook, sẽ thấy hình ảnh bánh trôi bánh chay tự làm ngập tràn, lung linh, đa sắc như một niềm tự hào rất riêng của các chị em nội trợ.
Bánh trôi, bánh chanh đẹp mắt của chị có nick facebook To Hung Giang, Hà Nội
Bánh trôi, bánh chay ngũ sắc của chị Thanh Hằng có nick facebook Gia Đình Khoai Thóc
Chị Hải An cũng có món bánh trôi bánh chay ngũ sắc vô cùng bắt mắt, hấp dẫn.
Dường như, “cơn bão” bánh trôi bánh chay nhiều màu đã thu hút nhiều chị em. Chị Lê Quỳnh Trang cũng rất thích làm bánh trôi như vậy
Bánh chay lại có thêm cốt dừa rất ngon miệng của chị Thúy Hằng