Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư tránh gặp phải những vướng mắc về mặt pháp lý liên quan đến hoạt động sau khi đã được thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép doanh nghiệp, LAVN xin đưa ra những lưu ý mà nhà đầu tư cần biết và tiến hành thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, bao gồm:
1. Triển khai dự án theo đúng mục tiêu, quy mô và tiến độ quy định tại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
2. Định kỳ hàng quý báo cáo tình hình triển khai thực hiện dự án, tiến độ góp vốn thực hiện dự án đầu tư cho cơ quan quản lý đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung báo cáo.
3. Thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư khi tạm ngừng hoặc giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư (Nêu rõ lý do và thời hạn tạm ngừng, giãn tiến độ thực hiện dự án)
4. Khi chuyển nhượng dự án đầu tư, doanh nghiệp phải liên hệ với Sở Kế hoạch và Đầu tư để được hướng dẫn cụ thể trình tự thủ tục.
5. Khi điều chỉnh dự án đầu tư liên quan đến mục tiêu, quy mô, địa điểm, hình thức, vốn và thời hạn thực hiện, phải liên hệ với Sở Kế hoạch và Đầu tư để làm thủ tục điều chỉnh GCN đăng ký đầu tư.
6. Các trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Doanh nghiệp sẽ bị cơ quan quản lý đầu tư thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và chấm dứt hoạt động của dự án trong các trường hợp sau:
- Không triển khai dự án quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Triển khai dự án chậm tiến độ quá 12 tháng so với tiến độ quy định trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trừ trường hợp được Cơ quan quản lý đầu tư chấp thuận cho gia hạn)
- Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật mà theo đó pháp luật quy định phải chấm dứt hoạt động dự án và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
7. Đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngoài việc phải chấp hành các quy định trên phải thực hiện theo các quy định của Luật Doanh nghiệp 2014. Cụ thể:
– Công bố nội dung đăng ký kinh doanh theo quy định tại Điều 33, Treo biển hiệu tại trụ sở, Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, Nộp báo cáo tài chính và báo cáo tình hình hoạt động cho Sở Kế hoạch và Đầu tư theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
– Thực hiện góp vốn và cấp Giấy chứng nhận góp vốn, sổ góp vốn, sổ đăng ký cổ đông, thông báo tiến độ góp vốn và tiến hành họp Hội đồng cổ đông theo quy định sau:
- Công ty TNHH một thành viên: Thực hiện góp vốn theo quy định tại Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2014
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Thực hiện góp vốn, cấp GCN vốn góp và thông báo tiến độ góp vốn theo quy định tại Điều Điều 48; Lập sổ đăng ký thành viên theo quy định tại Điều 40 của Luật Doanh nghiệp
- Công ty Cổ phần: Thông báo tiến độ góp vốn theo quy định tại Điều 196 luật doanh nghiệp ; Lập sổ đăng ký cổ đông và đăng ký với Sở Kế hoạch và Đầu tư theo quy định tại Điều 121; Tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông thường niên theo quy định tại Điều 136 của Luật Doanh nghiệp
* Ngoài thực hiện các nội dung cần lưu ý nêu trên, doanh nghiệp có nghĩa vụ tuân thủ các nội dung khác quy định tại Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.
8. Xử lý vi phạm: Trường hợp Doanh nghiệp vi phạm các quy định trên sẽ bị xử phạt theo Nghị định Số: 50/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, bị thu hồi giấy GCN đăng ký đầu tư , GCN đăng ký doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp 2014.
Xem thêm: Thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam
Trên đây là toàn bộ những điều mà nhà đầu cần lưu tâm tiến hành sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp nhà đầu tư gặp vướng mắc trong quá trình thực hiện, liên hệ với LAVN qua hotline 0908 265 196 gặp luật sư đầu ngành để được hỗ trợ. Hi vọng bài viết trên sẽ hữu ích với quý nhà đầu tư.