Hiện nay nuôi lươn không bùn đang được nhiều bà con tại miền bắc triển khai. Bà con có thể nuôi trong bể xi măng, bể lót bạt. Con lươn là vật nuôi có giá trị cao, được thị trường ưa chuộng. Do đó, nếu nuôi lươn thành công, bà con sẽ phát triển được kinh tế rất tốt. Mời bà con và các bạn theo dõi kỹ thuật nuôi lươn không bùn sau đây:
Bể nuôi lươn không bùn miền bắc
Để nuôi lươn không bùn, trước tiên bà con cần chuẩn bị bể nuôi lươn. Bể được xây theo hình chữ nhật, diện tích khoảng từ 6 – 20 m2, chiều cao thành bể khoảng 0,7 – 1 m. Phía dưới thành bể, bà con ốp gạch tàu tạo độ trơn láng, giúp lươn khó trườn đi mất.
Để lươn sinh trưởng và phát triển tốt, bà con cần chú ý nơi đặt bể nuôi. Bể nuôi nên xây ở nơi yên tĩnh, có bóng mát, tối âm u, không bị mưa gió lùa. Để chủ động, bà con có thể lợp mái che hoặc giàn cây cho bể nuôi.
Để tiện cho việc thay nước hàng tuần, đáy bể bà con thiết kế đường ống thoát nước. Đáy bể cũng lát hơi dốc về phía miệng cống. Bà con có thể lót thêm 1 tấm lưới ở miệng cống. Phòng tránh lươn trôi ra ngoài khi dọn bể.
Ống dẫn nước vào bể cũng nên thiết kế gần đáy bể. Việc này giúp bà con làm vệ sinh bể và lấy nước mới vào dễ dàng.
Lươn là loài thích trú ẩn. Bà con có thể tạo giá thể cho lươn có chỗ trú ẩn đơn giản. Bà con làm các khung tre với các thanh tre cách nhanh 10cm. Kích thước khung này ước tính bằng 1/3 diện tích đáy bể nuôi. Mỗi bể bà con xếp 3 khung tre chồng lên nhau. Khung trên trên cùng thì thả búi dây nilon để giữ thức ăn.
Con giống lươn nuôi không bùn
Trong nuôi lươn không bùn, việc lựa chọn con giống là rất quan trọng. Bà con có thể bắt lươn tự nhiên về thuần nuôi. Hoặc mua lươn giống tại các cơ sở có uy tín.
- Bắt lươn con: Lươn thường làm hang ở các bờ ao, hồ, mương, ngòi… có nhiều bèo, cỏ. Bà con dùng mồi cho vào lờ, vợt để đón vớt ở cửa hang. Nên đi bắt lươn vào chiều tối vì đây là lúc lươn đi kiếm ăn.
- Tìm vớt trứng lươn về ấp: Do đặc tính đẻ trứng của lươn rất dễ nhận biết. Chúng phun bọt trước tổ và đẻ trứng vào đó. Bà con chỉ cần quan sát những đám bọt ở trước cửa hàng và vớt lấy. Trứng lươn sau khi lấy về cần được khử trùng mầm bệnh, bằng cách ngâm dung dịch xanh Methylen 1/50.000 trong 10-15 phút (1 lần trong 2 ngày). Trứng nở sau 7 ngày ở điều kiện nhiệt độ 25 – 30 độ C. Bà con chế biến thức ăn cho lươn bằng lòng đỏ chín gà luộc, cua, ốc xay nhuyễn…
- Nhập lươn giống: Đây có lẽ là cách đơn giản nhất để bà con có nguồn lươn giống số lượng lớn. Bà con nên lựa chọn các cơ sở bán lươn giống có uy tín. Được những người mua trước đánh giá tốt. Khi mua nên chọn những con không bị dị tật, có màu vàng sáng, bơi lội khỏe mạnh.
Thức ăn cho lươn
Lươn là loại ăn tạp nên bà con có thể sử dụng đa dạng các nguyên liệu có sẵn để chế biến thức ăn cho chúng. Bà con có thể tận dụng các nguyên liệu có sẵn tại ao hồ như cua, ốc, cá tạp, trai, hến… Sau đó nghiền nát nhuyễn bằng máy xay thức ăn chăn nuôi 3A. Ngoài ra, bà con có thể nuôi giun quế để chủ động hơn về nguồn thức ăn. Bổ sung thức ăn tinh cho lươn từ cám ngô, cám gạo, bã đậu. Cung cấp chất xơ từ các loại rau, bèo, tảo. Ngoài ra, bà con bổ sung men vi sinh, vitamin cho lươn tăng sức đề kháng.
Phòng bệnh trong nuôi lươn không bùn miền bắc
Để chăn nuôi lươn không bùn có được thành công, bà con cần đặc biệt chú trọng việc phòng bệnh cho lươn nuôi. Cần định kì sát trùng bể nuôi bằng dung dịch Iodine. Rửa bể và thay nước mới hàng tuần. Tẩy giun cho lươn bằng các thuốc trị nội ký sinh trùng khoảng 2 tuần/lần. Thức ăn cho lươn cũng phải lựa chọn loại tươi, sạch, không dùng thức ăn ôi thiu, có nấm mốc. Bổ sung các loại men tiêu hóa chứa vi sinh vật có lợi, vitamin C… để tăng khả năng tiêu hóa, tăng sức đề kháng cho lươn.
Trên đây là một số kiến thức về nuôi lươn không bùn. Chúc bà con có những lứa lươn nuôi thành công!
Xem thêm kỹ thuật nuôi lươn không bùn tại: http://may3a.com/nuoi-luon-khong-bun/