Việt Nam có những điều kiện chặt chẽ dành cho các nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ viễn thông. Mặc dù biết kinh doanh dịch vụ viễn thông là một ngành mang lại giá trị lợi nhuận lớn và Việt Nam là một quốc gia tiềm năng trong phát triển ngành dịch vụ này nhưng các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam vẫn phải tuân thủ chặt chẽ điều kiện, các quy định mà Việt Nam yêu cầu.
Điều kiện nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ viễn thông
Kinh doanh dịch vụ viễn thông là hoạt động của nhà đầu tư nhằm đầu tư vào cơ sở hạ tầng viễn thông công cộng và dịch vụ viễn thông với mục đích sinh ra lợi nhuận. Dịch vụ viễn thông là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa các nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ viễn thông và dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng.
Ngành nghề này có liên quan mật thiết tới an ninh quốc gia vì nó chi phối trực tiếp tới vấn đề xử lý các nguồn thông tin trong nước. Vì vậy khi nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ viễn thông phải đáp ứng các điều kiện sau:
Theo Biểu cam kết WTO, FTAs, AFAS có quy định điều kiện cụ thể
✔️Phạm vi áp dụng:
🟡Dịch vụ Telex;
🟡Các dịch vụ thoại;
🟡Dịch vụ Facsimile;
🟡Dịch vụ Telegraph;
🟡Dịch vụ kết nối Internet;
🟡Dịch vụ thuê kênh riêng;
🟡Dịch vụ hội nghị truyền hình;
🟡Dịch vụ truyền số liệu chuyển mạch gói;
🟡Dịch vụ truyền số liệu chuyển mạch kênh;
🟡Dịch vụ truyền dẫn tín hiệu video trừ truyền quảng bá;
🟡Các dịch vụ thông tin vô tuyến, bao gồm: Dịch vụ thoại di động (gồm di động mặt đất và vệ tinh); Dịch vụ số liệu di động (gồm di động mặt đất và vệ tinh); Dịch vụ nhắn tin; Dịch vụ PCS; Dịch vụ trung kế vô tuyến.
✔️Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế:
🟡Dịch vụ có hạ tầng mạng: không vượt quá 49%;
🟡Dịch vụ không có hạ tầng mạng: không vượt quá 65%.
🟡Loại hình doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam: Đầu tư theo hình thức liên doanh
✔️Đối tác Việt Nam tham gia đầu tư: nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam đối với tổ chức kinh tế cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng.
✔️Điều kiện khác: 51% là nắm quyền kiểm soát trong việc quản lý tổ chức kinh tế cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng. Trong ngành viễn thông, nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh sẽ có thể ký mới thỏa thuận hiện tại hoặc chuyển sang hình thức hiện diện khác với những điều kiện không kém thuận lợi hơn những điều kiện họ đang được hưởng.
Quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ viễn thông đối với nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
✔️Nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư theo hình thức liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh để cung cấp dịch viễn thông cơ bản.
✔️Một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục dịch vụ viễn thông do Bộ TT và TT quy định.
✔️Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông;
✔️Có đủ khả năng tài chính, tổ chức bộ máy và nhân lực phù hợp với quy mô của dự án đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông;
✔️Có phương án kỹ thuật, phương án kinh doanh khả thi phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, các quy định về tài nguyên viễn thông, kết nối, giá cước, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông;
✔️Có biện pháp bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin.
✔️Nhà đầu tư nước ngoài cần xin thêm giấy phép con thiết lập mạng viễn thông công cộng và cần có đủ các điều kiện sau:
🟡Có đủ điều kiện được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông;
🟡Vốn pháp định và mức cam kết đầu tư theo quy định của Chính phủ (Điều 19 đến Điều 21 Nghị định 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2011).
Thủ tục nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ viễn thông
Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông có vốn nước ngoài
Bước 2: Thành lập doanh nghiệp & xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
Bước 3: Doanh nghiệp công bố nội dung Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông có vốn nước ngoài
✅Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông có vốn nước ngoài;
✅Bản sao CMND/CCCD hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân và tài liệu xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
✅Tài liệu đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung chi tiết về dự án;
✅Bản sao tài liệu về các vấn đề tài chính của nhà đầu tư;
✅Tài liệu về nhu cầu sử dụng đất, thỏa thuận thuê địa điểm hoặc quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.
Cơ quan nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thời gian: Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư: 15 – 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ.
Bước 2: Thành lập doanh nghiệp và xin cấp Giấy phép kinh doanh
Hồ sơ nhà đầu tư đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
Nhà đầu tư nước ngoài phải gửi 05 (năm) bộ hồ sơ tới cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông. Hồ sơ đề nghị cấp phép bao gồm các giấy tờ cụ thể như sau:
✅Bản sao có chứng thực điều lệ của doanh nghiệp;
✅Kế hoạch kinh doanh trong 5 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp giấy phép;
✅Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành;
✅Kế hoạch kỹ thuật tương ứng với kế hoạch kinh doanh trong năm năm đầu tiên kể từ ngày được cấp giấy phép;
✅Dự thảo mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ viễn thông đối với các dịch vụ cụ thể doanh nghiệp dự định cung cấp;
✅Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
Cơ quan nộp hồ sơ: Cục Viễn thông thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông
Thời gian: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Viễn thông xem xét và thông báo cho doanh nghiệp. Trong thời hạn 45 ngày làm việc, Cục Viễn thông phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ và cấp phép hoặc trình Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông cấp phép cho nhà đầu tư nước ngoài.
Bước 3: Công bố nội dung Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp phải đăng trên một trong các tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp các nội dung chính trong giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm các nội dung chính cụ thể như sau:
- Số giấy phép, ngày cấp giấy phép, ngày hết hạn giấy phép;
- Loại mạng viễn thông, phạm vi thiết lập mạng viễn thông (nếu có);
- Phạm vi kinh doanh dịch vụ, loại hình dịch vụ được phép kinh doanh (nếu có);
- Các điều khoản, điều kiện doanh nghiệp phải tuân thủ khi thiết lập mạng viễn thông, cung cấp dịch vụ viễn thông;
- Tên doanh nghiệp, tên giao dịch của doanh nghiệp bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài (nếu có); địa điểm trụ sở chính, địa điểm chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Xem thêm: Thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài của công ty luật siglaw.