Mặc dù thử việc mang tính chất kiểm nghiệm, nhưng nó phải tuân theo các quy định được đề ra ở các cam kết trong hợp đồng thử việc để đảm bảo quyền lợi và bảo vệ cho cả người lao động và công ty. Vậy người lao động có được đóng bảo hiểm trong quá trình thử việc hay không? Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé:
Thử việc là gì?
“Thời kỳ thử việc” là một thuật ngữ thường xuyên xuất hiện trong lĩnh vực quan hệ lao động. Được hiểu đơn giản, thử việc là một thỏa thuận tự nguyện giữa nhà tuyển dụng và người lao động, để các bên đánh giá và kiểm tra tương đối của cả hai bên trước khi thực hiện việc ký kết hợp đồng lao động chính thức. Trong giai đoạn này, nhân viên mới sẽ tham gia làm việc trong một khoảng thời gian nhất định.
Quá trình thử việc mang lại cơ hội để cả nhà tuyển dụng và người lao động đánh giá và so sánh thông tin về năng lực, trình độ, ý thức làm việc, điều kiện lao động và điều kiện sử dụng lao động. Điều này giúp xác định xem người lao động có phù hợp với công việc và môi trường làm việc hay không, đồng thời cho phép nhà tuyển dụng đánh giá hiệu suất làm việc và đối chiếu với kỳ vọng của họ.
Thời kỳ thử việc không chỉ là cơ hội để xác định xem mối quan hệ làm việc có tiềm năng phát triển thành quan hệ chính thức hay không, mà còn là dịp để cả hai bên tự đánh giá và xác định liệu họ có thể hài lòng với nhau hay không, từ đó đưa ra quyết định về việc ký kết hợp đồng lao động chính thức.
Nội dung trong hợp đồng thử việc
Trong thỏa thuận thử việc, các bên phải thỏa thuận các nội dung sau:
- Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số giấy tờ pháp lý của người lao động nước ngoài
- Phạm vi Công việc và địa điểm làm việc của người lao động nước ngoài;
- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Thời gian thử việc kéo dài bao lâu
Cần chú ý rằng, với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng thì sẽ không áp dụng thử việc
Thời gian thử việc kéo dài bao lâu?
Người lao động nước ngoài và bên sử dụng lao động có thể thỏa thuận thời gian thử việc phù hợp khi xem xét tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng sẽ chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm thời gian đáp ứng điều kiện:
- Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
- Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Người lao động có được đóng bảo hiểm trong quá trình thử việc hay không?
Pháp luật lao động và bảo hiểm tại Việt Nam quy định một cách chi tiết và cụ thể về các loại hợp đồng lao động và mối quan hệ của chúng với bảo hiểm xã hội. Theo quy định này, người lao động có thể ký kết các loại hợp đồng như không xác định thời hạn, xác định thời hạn, theo mùa vụ hoặc theo công việc với điều kiện thời hạn phải từ 3 đến dưới 12 tháng. Ngay cả khi người lao động dưới 15 tuổi ký kết hợp đồng, họ cũng bị buộc tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật lao động.
Trong trường hợp thử việc, tùy doanh nghiệp, người lao động có thể: ký kết hợp đồng thử việc hoặc thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động. Trong thực tế, người lao động tham gia thử việc dưới hai hình thức trên vẫn có quyền quyết định liệu họ sẽ tham gia bảo hiểm xã hội hay không. Nếu trong hợp đồng thử việc mà họ ký kết có ghi rõ về việc đóng bảo hiểm xã hội, thì cả người sử dụng lao động và người lao động đều có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong suốt thời gian thử việc.