Ngày lấy nhau, trong ngổn ngang suy nghĩ tôi chưa từng một lần nghĩ đến việc sẽ có bồ. Chúng tôi yêu nhau, một kiểu tình yêu vụt qua những năm tháng chứa chan lãng mạn học trò, rồi băng qua những thời kỳ sinh viên tằn tiện khốn khổ, đến khi đi làm tình yêu chúng tôi vẫn vẹn nguyên như thế.
Chúng tôi lấy nhau như một giai đoạn nhất thiết phải đến của tình yêu. Khi người ta yêu, cuộc sống hôn nhân là màu hồng, gia đình là thiên đường. Khi người ta yêu, mọi khó khăn đều tan biến, mọi đau khổ đều trở nên thừa thãi trước một câu nói, một cử chỉ của người cùng chung tổ ấm.
Những ngày đầu của hôn nhân, chúng tôi đối mặt với muôn vàn khó khăn của những người trẻ mới đi làm. Tôi là một kỹ sư ra trường không có việc làm, phải chạy theo mấy thằng bạn vạ vật khắp các công trình bữa được bữa mất, vợ tôi là công chức nhà nước phải vừa vật lộn chi tiêu vừa tất bật làm thêm…Chúng tôi thuê trọ trong một căn phòng nhỏ để tiết kiệm chi tiêu. Nó nhỏ đến nỗi khi nghe tin bố mẹ vợ ra thăm con, chúng tôi phải bàn bạc thỏa thuận để mượn lại một căn phòng rộng rãi hơn của thằng bạn để xin tá túc đón các cụ.
Vợ tôi bảo: “Ở nhà quê các cụ vẫn tự hào có con gái và chồng làm việc ở Thủ đô, nếu thấy cảnh vợ chồng mình chui rúc trong cái căn phòng ổ chuột này em sợ bố mẹ lại buồn…thôi thì mình chịu khó anh ạ, cho các cụ có chút niềm vui tuổi già”. Thế là lần đầu tiên chúng tôi phải làm diễn viên trong vai diễn cuộc đời của mình, còn bố mẹ vợ bất đắc dĩ trở cũng tham gia vào vỡ diễn hi hữu ấy.
Cuộc sống như vậy, nhưng chính trong gian khó chúng tôi mới thấm thía giá trị của hạnh phúc. Nhìn vào mắt nhau, chúng tôi thấy được những tín hiệu của tình yêu vẫn còn vẹn nguyên. Niềm vui đó tan dần theo năm tháng. Hay chính xác hơn nữa là nó mất đi khi điều kiện kinh tế của gia đình được cải thiện rõ ràng. Tôi được một cậu bạn đại học rủ vào làm trong công ty của cậu ta, một thời gian sau tôi đã trở thành một người có vị trí không thể thay thế, vợ tôi nhờ năng lực và sự cẩn trọng, cần mẫn cũng nhanh chóng được bổ nhiệm vào một vị trí xứng đáng.
Cuộc sống như vậy, nhưng chính trong gian khó chúng tôi mới thấm thía giá trị của hạnh phúc. Nhìn vào mắt nhau, chúng tôi thấy được những tín hiệu của tình yêu vẫn còn vẹn nguyên (Ảnh minh họa)
Cuộc đời tiềm ẩn những điều khó lý giải. Khi trong khó khăn người ta dễ yêu nhau hơn, dễ cảm thông nhau hơn, còn khi đủ đầy điều đó trở thành một thứ khó tìm. Điều khiến tôi tự hào nhất đó là tôi vẫn yêu vợ tôi như ngày xưa, có chăng đó nó chỉ bị dìm xuống một vị trí nào đó khuất lấp, nhường lại là những cuộc hẹn hò với đối tác, với những chuyến đi xa cả tuần không còn gặp mặt nhau. “Anh, đã bao lâu rồi anh không nói chuyện với em quá 30 phút nhỉ?”. Vợ tôi bất ngờ hỏi thế. Cô ấy hỏi cũng đúng thôi, hình như cũng đã lâu rồi tôi chưa ôm eo vợ tôi, chưa đặt một nụ hôn nhẹ lên đôi mắt của nàng.
Điều tự hào thứ hai của tôi đó là tôi không phản bội vợ. Mặc bao nhiêu tín hiệu săn đón, tôi đều hờ hững bỏ qua. Nhưng nhìn vào mắt vợ tôi không còn thấy hai chữ niềm tin, ánh mắt ấy có sự cam chịu, có sự thẫn thờ xem lẫn hờn trách. Tôi tự hỏi, điều gì đã đến với hôn nhân của chúng tôi. Tôi yêu vợ, vợ vẫn yêu tôi. Nhưng tình cảm như một chuyến tàu hết tốc lực, chầm chậm chạy trên một đường ray cố định, không một tiếng hú còi để vượt lên, không một vật cản để dừng lại… nó cứ trôi, đều đều, chầm chậm. Có những lúc, tôi cảm nhận như hôn nhân có thể đã trên bờ vực của sự tan rã. Lạ thế, người ta không yêu nhau tan rã là chuyện thường, còn chúng tôi vẫn yêu nhau cơ mà. Thật là khó hiểu.
Mặc bao nhiêu tín hiệu săn đón, tôi đều hờ hững bỏ qua. Nhưng nhìn vào mắt vợ tôi không còn thấy hai chữ niềm tin, ánh mắt ấy có sự cam chịu, có sự thẫn thờ xem lẫn hờn trách (Ảnh minh họa)
“Ông phải cặp bồ, nhất định phải cặp bồ”, lão bạn tôi kiên quyết nhấn mạnh khi nghe tôi tâm sự trong quán nhậu. Thì ra tình cảnh của tôi cũng là tình cảm của lão trước kia, lão tếu táo: “Ông không biết dân gian nói gì à. Họ chỉ ra rằng, đàn ông cặp bồ tức là đi ăn phở không phải vì phở ngon hơn cơm (cơm tức là vợ) mà đơn giản bởi vì chỉ ăn phở mới cảm nhận được cơm ngon như thế nào, và càng ăn nhiều phở người ta mới thấy cơm mới là thứ bền vững để ta có thể ăn cả đời và cả ngày”.
Tôi thoáng chút nghi ngờ, nhưng còn gì để mất. Vậy là tôi thử, cô bồ đầu tiên chính do thằng bạn chí cốt giới thiệu. Sau mấy tháng thay bồ và cặp bồ, kinh nghiệm rút ra của tôi đó là: Bồ bịch không phải là tội lỗi lớn nhất của thằng chồng, tội lội lớn nhất của thằng chồng là cặp bồ mà còn để cho vợ biết. Đấy là tội đáng bị lên án và chì chiết. Tôi cũng ngộ ra rằng, lý thuyết chị em vẫn rỉ tai nhau: Đàn ông bất ngờ tử tế và yêu thương vợ hơn đó là khi đàn ông có tội, mà còn tội gì lớn lao đáng trừng phạt hơn là phản bội vợ.
Cả năm nay tôi cặp bồ, và cả năm nay vợ tôi vẫn thường hỏi: “Lâu lắm rồi chúng mình mới lại như thế này anh nhỉ“. Lâu lắm rồi tôi thấy mình có tội, lâu lắm rồi tôi nung nóng lại tình yêu của chúng tôi một thủa và lâu lắm rồi hình như vợ vẫn biết ngoài cô ấy tôi vẫn có một người phụ nữ khác.
Tôi không dám chắc tình trạng này có duy trì được lâu hay không, nhưng đúng là từ khi có bồ, tức là ăn phở tôi vẫn thấy cơm là đáng ăn nhất và mỗi ngày tỉnh dậy tôi đều ước: “Nếu cứ có cả cơm và phở thì vẫn hay nhất và ước gì tôi có thể nói với vợ tôi: Vợ ơi anh đã có bồ”. Vì sao ấy à, vì những cô bồ ấy bằng cách này hay cách khác đã cứu cuộc hôn nhân của chúng tôi.