Hòa chung vào xu thế ứng dụng công nghệ vào các sản phẩm bất động sản trên toàn cầu, công nghệ thông minh đã được áp dụng vào nhiều phân khúc của thị trường địa ốc Việt Nam.
Theo chuyên gia marketing bất động sản Địa Ốc Long Phát, việc sử dụng những sản phẩm được tích hợp công nghệ 4.0 trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn đối với đa số người dân Việt Nam bởi dân số trẻ chiếm tới 70%.
Số lượng người dân thường xuyên dùng mạng xã hội theo số liệu thống kê là 62 triệu người, chiếm đến 64% dân số. Đây là nhóm người đón nhận công nghệ thông minh nhanh chóng, dần bắt kịp xu hướng mới trên thế giới. Ứng dụng thông minh được sử dụng trong bán hàng và các dự án bất động sản cũng được tích hợp thiết bị công nghệ, gồm cả không gian trong căn hộ, thương mại, không gian công cộng. Đồng thời, công nghệ thông minh cũng được các đơn vị quản lý bất động sản từng bước ứng dụng. Mục đích là để quản lý, vận hành dự án hiệu quả hơn.
Việt Nam hiện có khoảng 40.000 căn hộ chung cư được tích hợp giải pháp công nghệ thông minh vào quản lý, vận hành và tập trung chủ yếu tại các đô thị lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng.
Theo chuyên gia nghiên cứu thị trường bất động sản Long Phát cho biết, bất động sản thông minh hiện là một sản phẩm rất mới, thu hút sự quan tâm của giới đầu tư. Xu thế này sẽ hướng tới kiến trúc xanh, đô thị thông minh và thích ứng với biến đổi khí hậu. Kết cấu hạ tầng xã hội, giao thông, dịch vụ tiện ích khác… sẽ được thúc đẩy phát triển bởi các sản phẩm bất động sản thông minh. Thậm chí, cấu trúc dân cư tại các thành phố cũng có thể thay đổi.
Người dân tất yếu phải được hưởng những tiện ích hiện đại nhất, tốt nhất trong ngôi nhà của mình. Khi đó, giá thành sản phẩm sẽ không còn vấn đề nặng nề đối với người dân. Thay vào đó, họ sẽ quan tâm sản phẩm bất động sản có những gì để phục vụ cho cuộc sống của mình. Như vậy, với bất động sản thông minh, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên mức cao cấp hơn.
Thế nhưng, trên thực tế việc ứng dụng công nghệ thông minh vào quản lý, vận hành bất động sản còn gặp nhiều khó khăn. Việt Nam hiện dang xây dựng các khu dân cư thông minh thông qua những ứng dụng công nghệ thông tin, công cụ quản lý trực tuyến.
Việt Nam tuy đã sản xuất được nhiều thiết bị nhưng nếu nội địa hóa sẽ giúp tích hợp nhanh hơn. Các khu dân cư thông minh sẽ có những người dân ứng dụng công nghệ thông minh vào quản lý, vận hành bất động sản.
Song, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và dịch vụ Sao Kim, bà Vũ Ngọc Hương cho rằng, cần có sự chọn lọc khi áp dụng công nghệ vào quản lý, vận hành cư dân. Việc ứng dụng công nghệ khá dễ đối với những khu đô thị mới. Tuy nhiên, nếu muốn công nghệ thông minh lan tỏa trong các khu đô thị hiện hữu thì cần phải thay đổi thói quen của người dân – vấn đề vốn không hề đơn giản.
Bà Hương cho hay :”Trước hết, đó là thách thức đến từ công cụ. Muốn tạo ra đô thị thông minh thì trước tiên phải có công cụ thông minh, ít nhất mỗi người phải có 1 smartphone mới cài được ứng dụng. Như vậy, trong quản lý nội bộ, bản thân các doanh nghiệp phải trang bị thêm các thiết bị này để tạo ra tính tương tác đồng bộ giữa các cư dân trong dự án. Bên cạnh đó, chính quyền cũng phải trang bị thiết bị này. Tuy nhiên, hầu như chỉ 80% các thiết bị đáp ứng, còn lại dùng thủ công truyền thống. Vì thế, trở ngại của doanh nghiệp là phải biết cách kết hợp giữa ứng dụng và thủ công truyền thống chứ không thể tuyệt đối 100% công nghệ hóa được”.
Mặt khác, chủ đầu tư hoặc đơn vị quản lý, vận hành tòa nhà sẽ tốn không ít kinh phí cho việc duy trì hệ thống quản lý ứng dụng công nghệ thông minh. Nhằm duy trì phần mềm, các doanh nghiệp chấp nhận đầu tư cả phần cứng lẫn con người. Sau khi có ứng dụng cần có bộ phận để tải nội dung vào.
Cũng theo bà Hương, doanh nghiệp còn phải đối mặt với thách thức làm sao có đủ tiềm lực tài chính để chủ động hệ thống của mình và bảo mật được dữ liệu.