Theo Địa Ốc Long Phát ghi nhận, hơn 16,6 tỷ USD từ khối ASEAN đổ vào bất động sản Việt Nam đã đưa ngành kinh doanh này lên vị trí thứ 2 (chỉ đứng sau công nghiệp chế biến chế tạo) và chiếm tới 30,4% tổng nguồn vốn đầu tư của khu vực vào Việt Nam.
Mặc dù không hưởng lợi trực tiếp từ việc thành lập một thị trường chung cho Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) nhưng triển vọng đang mở ra cho phân khúc thị trường văn phòng, mặt bằng bán lẻ cũng như bất động sản và kho vận tại Việt Nam.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), các dự án bất động sản của các nhà đầu tư ASEAN đang có sức cạnh tranh mạnh ở phân khúc bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng, điển hình là các doanh nghiệp đến từ Singapore, Malaysia hay Brunei.
Thời gian tới sẽ có thêm nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng vào Việt Nam của các nhà đầu tư ASEAN, nhất là tại các vị trí “hot” như Vân Đồn, Phú Quốc, Đà Nẵng…
Dự án bất động sản của các nước ASEAN tập trung chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng bởi đây là những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, thuận lợi cho việc phát triển các dự án. Tuy nhiên, dự án bất động sản lớn nhất trong ASEAN tại Việt Nam đang là dự án khu nghỉ dưỡng Nam Hội An tại Quảng Nam với tổng vốn đầu tư lên tới 4 tỷ USD của nhà đầu tư Singapore.
Nhiều cơ hội hấp dẫn cho thị trường bất động sản đã bộc lộ, song các chuyên gia cũng phải thừa nhận nếu chỉ trông chờ vào những nhân tố mới như hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định thương mại tự do (FTA), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)… sẽ không thể khiến bất động sản Việt Nam lấy lại đỉnh mốc như năm 2010.
Ông Nguyễn Văn Đực – Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành phân tích: Khi hội nhập sẽ kích cầu phân khúc thuê mua văn phòng, sản phẩm nghỉ dưỡng tăng cao và giúp thị trường giải phóng hàng tồn đọng. Còn những vấn đề nội tại của thị trường như nợ xấu, dư cung biệt thự, văn phòng cho thuê thì vẫn cần được giải quyết và thu hút thêm dự án ngoại – chất lượng cao.
Khi AEC hình thành, phân khúc bất động sản cho thuê sẽ có cơ hội được giải phóng khỏi tình trạng ảm đạm hiện nay do nhu cầu thuê, mua cao. Đầu tư nước ngoài vào bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch sẽ khởi sắc hơn.
Sự phát triển đa dạng của thị trường bất động sản trong khu vực ASEAN sẽ thiết lập phạm vi rộng lớn hơn cho chiến lược của các nhà đầu tư.
Nếu những thị trường đã phát triển như Singapore và Malaysia cung cấp cho các nhà đầu tư cơ hội ổn định thì tại thị trường mới nổi như Việt Nam và Philippines họ sẽ bắt được “thời cơ vàng” tạo nên những giá trị gia tăng cho khoản đầu tư của mình. Và điều này chỉ thực hiện được tại những thị trường mới.
Theo chuyên gia bất động sản Long Phát, đó cũng là lý do khiến dòng vốn đầu tư vào thị trường bất động sản khu vực ASEAN được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng; nhất là khi các nhà đầu tư đang tìm kiếm thị trường mới cho danh mục đầu tư bất động sản của mình.
Việc thành lập một thị trường chung AEC sẽ giúp tăng trưởng các ngành công nghiệp và các sản phẩm xuất khẩu được lưu chuyển ngày càng nhanh chóng giữa các quốc gia ASEAN. Đây là điều kiện và cơ sở để tăng nguồn cung văn phòng cho thuê và bán lẻ Việt Nam để đáp ứng nhu cầu đặt trụ sở, văn phòng, kho bãi của các công ty đa quốc gia.
Cơ hội đầu tư này không chỉ dành riêng cho các doanh nghiệp ASEAN mà còn mở rộng với cả những nhà đầu tư bất động sản quốc tế khác.
Do AEC sẽ thúc đẩy tự do hóa về hàng hóa và dịch vụ trong ASEAN nên các công ty bán lẻ nước ngoài thuộc nhóm nước ASEAN sẽ cần nhiều hơn diện tích mặt bằng bán lẻ và trung tâm thương mại để mở rộng kinh doanh cũng như sự hiện diện của thương hiệu tại Việt Nam. Tuy nhiên, lựa chọn của các doanh nghiệp bán lẻ trong ASEAN khi vào Việt Nam vẫn tập trung chủ yếu tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong đó, đích ngắm số 1 là mặt bằng cho thuê trong các trung tâm thương mại tọa lạc ở những vị trí đắc địa. Hiện các chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang ổn định được kì vọng sẽ giúp đẩy mạnh doanh số bán hàng, tăng niềm tin người tiêu dùng. Những yếu tố này sẽ góp phần cải thiện thị trường bất động sản là mặt bằng bán lẻ và trung tâm thương mại tại các đô thị lớn.
Cơ hội đã rõ, tuy nhiên vẫn còn nhiều rào cản mà các nước trong khối ASEAN cần phải vượt qua để tăng sức hấp dẫn. Theo đại diện BĐS Long Phát nhận định, quan ngại lớn nhất chính là khả năng biến động giá cho thuê mặt bằng bán lẻ do nguồn cung nở rộ nhưng năng lực quản lý vẫn bị hạn chế. Nếu không giải quyết được vấn đề này thì dễ gây tình trạng trì trệ, thậm chí tự hình thành “rào cản” trước hoạt động mở rộng của các nhà bán lẻ.
Bên cạnh đó, việc thiếu nguồn lao động có tay nghề cũng là thách thức cho phân khúc văn phòng và công nghiệp trong ngắn và trung hạn. Điều này gây trở ngại cho việc mở rộng của các nhà sản xuất công nghiệp có giá trị cao. Mặt khác, sự chênh lệch lớn về chuyên môn giữa các nước thành viên cũng hạn chế những tác động tích cực của đề xuất tự do hóa lao động ASEAN.
Môi trường đầu tư chuyên nghiệp phải thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoàn thiện tiến trình phát triển chung của khối ASEAN. Trong khi đó, các chính sách hỗ trợ đầu tư nhằm tăng sức hấp dẫn cho thị trường bất động sản cũng như thuận lợi trong lưu chuyển vốn vẫn còn thiếu.
Các nhà đầu tư bất động sản thường bị hạn chế về quyền sở hữu đất cho người nước ngoài và thời hạn cho thuê ngắn. Do đó, từng nước trong khu vực cần xem xét lại luật liên quan đến sở hữu đất với mục đích mua bán để cho phép người nước ngoài tham gia phát triển bất động sản – một số chuyên gia và các nhà đầu tư ngoại có chung nhận xét.