Bước 1. Chặn đứng đường đi của chuột
– Chắc chắn xung quanh những nơi chuột hay đi qua sẽ xuất hiện những vết bẩn lạ, cùng phân chuột vương vãi. Hãy đánh dấu lại và lau sạch sẽ xung quanh.
– Chặn tạm các lỗ hổng bằng các miếng bùi nhùi sợi thép hoặc miếng dạ xanh rửa bát. Hãy dán chắc để tránh việc bị bung ra do lũ chuột quậy phá.
Bùi nhùi thép có giá 3.000 đồng/cái tại các chợ, cửa hàng
– Sau một vài ngày, nếu vẫn thấy căn nhà bị chuột phá quấy, hãy kiểm tra các lỗ hổng đã bịt hoặc tìm thêm các lỗ hổng mới.
– Một khi bạn chắc chắn rằng chuột không còn xâm nhập vào bên trong nhà thì hãy bắt đầu sửa chữa tất cả các bức tường, cánh cửa – bên trong lẫn bên ngoài.
Bước 2. Ngăn chặn chuột xâm nhập lại
– Nếu không có gì để ăn, chắc chắn chuột sẽ không “trú ngụ” ở nhà bạn. Do đó để đuổi chuột hiệu quả, hãy giữ nhà cửa sạch sẽ. Lưu trữ tất cả thực phẩm đúng cách trong thùng kín và những nơi an toàn tránh được sự tấn công của chuột. Luôn luôn nhớ phải rửa bát sau khi ăn xong, tránh để qua đêm sẽ kéo theo nhiều chuột đến nhà.
– Đặt thùng rác công cộng càng xa nhà càng tốt vì mùi hôi thối sẽ thu hút lũ chuột kéo đến quanh nhà bạn.
Bước 3. “Đẩy lùi” sự tấn công của chuột
1. Tinh dầu bạc hà
Mùi thơm của bạc hà giúp át đi mùi thức ăn thừa còn vương lại trong ngôi nhà của bạn. Hơn thế nữa, lũ chuột quấy phá cực kì ghét mùi bạc hà. Chúng sẽ tránh xa những nơi có cái ‘mùi đáng ghét’ này. Bạn chỉ cần nhỏ 1-2 giọt tinh dầu vào một miếng bông cotton và đặt ở những nơi chuột hay chạy qua hoặc xâm nhập vào nhà.
– Bên cạnh việc sử dụng tinh dầu, tốt nhất bạn nên trồng rau bạc hà ngay tại nhà. Một công đôi việc khi bạn vừa có rau ăn hàng ngày mà còn đuổi chuột hiệu quả.
Bước 4. Bắt chuột
Nhiều gia đình hay có thói quen giết chết những con chuột bị mắc bẫy. Tuy nhiên điều này thậm chí còn khiến chuột kéo vào nhiều hơn vì ngửi thấy mùi chuột chết ‘quyến rũ’. Thêm vào đó, theo tâm linh thì bạn đang gánh nghiệp chướng vào người vì sát sinh khiến những con vật phải chết trong đau đớn. Có nhiều cách giúp bạn đuổi bớt chuột trong nhà mà không cần phải giết.
– Dùng bẫy chuột truyền thống:
Có rất nhiều loại bẫy chuột được bán trên thị trường. Dù bạn dùng cách nào thì sau khi chuột dính bẫy, hãy gói chúng vào hộp nhựa và vứt cách xa nhà của bạn ít nhất 2km – nơi có nhiều cây cối. Việc này khiến lũ chuột không có thể tìm đường quay trở lại nhà bạn.
– Tự làm bẫy bắt chuột:
Bẫy chuột tự chế khá đơn giản và hiệu quả khi chỉ mất vài phút với những vật dụng có sẵn ngay trong nhà. Bạn cần chuẩn bị một lõi giấy dài khoảng 40-50cm (có thể ghép nhiều lõi giấy vệ sinh), một chiếc xô và một ít thức ăn yêu thích của lũ chuột. Cho một ít thức ăn vào đầu ống và để ống nhô ra khỏi bàn một đoạn khoảng gần 1/2. Đúng vị trí dưới ống giấy đựng thức ăn, bạn để chiếc xô nhựa cao. Lũ chuột ngửi thấy mùi thức ăn sẽ kéo đến, chui vào ống và bị rơi vào xô.
Có thể tận dụng mọi loại lõi giấy dài để làm bẫy chuột
Chuẩn bị loại thức ăn mà lũ chuột nhà bạn ưa thích nhất
Sắp đặt ‘bẫy chuột’ như hình vẽ
Chờ đợi, chờ đợi và chờ đợi để chuột tự rơi vào bẫy. Bạn chú ý chọn xô cao để chuột không thể chạy thoát
Sau khi bẫy chuột xong nhớ cọ rửa sạch sẽ các dụng cụ để tránh mầm bệnh phát sinh trong nhà
Chú ý:
– Kiểm tra bẫy chuột hàng ngày. Chắc chắn bạn không muốn mùi chuột chết thối um trong nhà. Hơn nữa, xác chuột chết sản sinh ra rất nhiều vi khuẩn nguy hiểm cho sức khỏe của bạn và gia đình.
– Khi bắt chuột ra khỏi bẫy cần đeo găng tay.
– Khi đem chuột đi vứt không nên sử dụng túi giấy, túi ni-long vì chuột dễ dàng cắn rách và trốn thoát ra ngoài.