Vậy người bệnh hen phế quản cần làm gì để bệnh tái phát và dự phòng các đợt cấp của bệnh? Ngoài việc xử trí kịp thời các cơn hen cấp tính thì người bệnh cũng cần tuân thủ 10 nguyên tắc vàng sau đây:
1. Không hút thuốc lá, thuốc lào, tránh xa khói thuốc: Khói thuốc chứa nhiều hóa chất gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp. Những người bị hen có hiện tượng viêm mạn tính ở đường hô hấp, nếu hút thuốc hay hít thụ động từ người hút thuốc tình trạng viêm cũng sẽ nặng thêm lên và đưa đến cơn hen cấp. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh các yếu tố gây kích ứng đường thở khác: mùi thơm, mùi hắc, phấn hoa, các loại bụi, hóa chất…
2. Giữ ấm cơ thể, hạn chế ra ngoài khi thời tiết lạnh: Không khí lạnh chính là tác nhân dễ khiến bạn mắc đợt cấp của hen phế quản, vì vậy hãy hạn chế ra ngoài khi thời tiết lạnh, giữ ấm cho cơ thể trong trường hợp phải đi ra ngoài.
3. Tránh những loại thức ăn dễ gây dị ứng: Người bệnh nên theo dõi và ghi chép vào ghi chú để xem mình thường dị ứng với loại thực phẩm nào, khi ăn thức ăn nào thì hay bị lên cơn hen để phòng ngừa và cách ly. Những thức ăn dễ gây dị ứng bao gồm: tôm, cua, nhộng tằm…
4. Thận trọng khi sử dụng thuốc: Người bệnh cần cảnh giác ngay với chính một số thuốc chữa bệnh như kháng sinh, thuốc giảm đau aspirin…
5. Phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp: Cảm lạnh, cúm, nhiễm virut hợp bào hô hấp, viêm phế quản, nhiễm khuẩn tai mũi họng, viêm xoang, viêm phổi là tác nhân gây khởi phát cơn hen khá phổ biến. Bệnh nhân cần rửa tay thường xuyên, tránh những người nhiễm cúm, những nơi tập trung đông người, điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
6. Tập thể dục rèn luyện nâng cao sức khỏe: Trước khi tập thể dục bệnh nhân cần phải làm ấm cơ thể, xịt thuốc giãn phế quản truớc khi tập, tránh không khí lạnh và khô, áp dụng bài tập thể dục phù hợp với khả năng. Trong lúc tập thể dục bệnh nhân lưu ý thở đường mũi và hoàn thành bài tập từ từ, tránh tập quá lâu và gắng sức có thể gây khởi phát cơn hen.
7. Đối phó với ô nhiễm môi trường: Có biện pháp đối phó với bụi ô nhiễm, ở trong nhà và hạn chế đi ra ngoài trong những ngày thời tiết quá lạnh, ẩm ướt khắc nghiệt. Nếu bắt buộc phải đi ra ngoài cần mặc đủ ấm, đội mũ, quàng khăn và mang khẩu trang sẽ giúp tránh hít phải khói, bụi và các mùi khó chịu.
8. Giữ cho không khí trong nhà sạch sẽ: Sử dụng cửa sổ để giữ cho không khí trong sạch. Mở rộng cửa sổ khi không khí nóng, ngột ngạt, khi nấu nướng, khi trong nhà có nhiều thứ nặng mùi. Khi thời tiết lạnh cần đóng kín cửa sổ tránh gió lùa có thể gây nhiễm lạnh và gây đợt bùng phát cho bệnh nhân hen phế quản. Dọn dẹp đồ đạc trong nhà, tiêu diệt gián và côn trùng, nấm mốc trong nhà.
9. Khi đi du lịch: Cần phải có kế hoạch trước và xin ý kiến tư vấn của bác sĩ. Chuẩn bị đầy đủ sổ y bạ và lượng thuốc mang theo, nếu đi du lịch trong thời gian dài phải đảm bảo có thể mua được thuốc ở nơi nghỉ.
10. Điều trị tận gốc hen phế quản: Thuốc tân dược để điều trị hen chủ yếu là thuốc giãn phế quản và chống viêm, tập trung điều trị triệu chứng là chính. Nhược điểm lớn của thuốc tân dược là gây ra những hậu quả xấu do việc lạm dụng thuốc giãn phế quản, thuốc chống viêm hay chống dị ứng. Bên cạnh thuốc tân dược, thuốc đông y cũng đang là một lựa chọn quan trọng để chữa hen và ngăn ngừa hen. Thuốc đông y thường dựa trên kinh nghiệm và bài thuốc dân gian truyền lại, thuốc ít độc hại, tập trung chủ yếu vào nguyên nhân và giải quyết tận gốc bệnh.
Thuốc hen thảo dược là thuốc Đông y điều trị tận gốc hen phế quản được bào chế theo bài thuốc “Tiểu thanh long thang” – bài thuốc cổ phương có lịch sử hơn 1.500 tuổi – thuốc tập trung điều trị tận gốc căn nguyên sinh bệnh thông qua việc điều hòa toàn thân, cân bằng tạng phủ. Từ đó, sức đề kháng tăng, sức khỏe được cải thiện. Các triệu chứng tại phế quản giảm rõ rệt, hết viêm, đờm không sinh và được tiêu trừ, ho giảm. Cơn hen kịch phát giảm dần, cơn hen nhẹ và bớt nguy hiểm hơn trước, tiến tới không còn lên cơn và tái phát. Đợt điều trị của thuốc hen thảo dược từ 8 – 10 tuần.
THUỐC HEN P/H Thuốc thảo dược 250ml PHÒNG CƠN HEN TÁI PHÁT – ĐIỀU TRỊ CÁC THỂ HEN PHẾ QUẢN
Công dụng: Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện: Khó thở, tức ngực, đờm nhiều. Phòng cơn hen tái phát. Thành phần thuốc hen P/H: Ma hoàng… 20g; Tế tân… 6g; Bán hạ… 30g; Cam thảo… 20g; Ngũ vị tử… 20g; Can khương… 20g; Hạnh nhân… 20g; Bối mẫu… 20g; Trần bì… 20g; Tỳ bà diệp… 20g; Đường kính, tá dược vừa đủ…250ml. Cách dùng & liều dùng: Đợt điều trị của thuốc hen P/H kéo dài từ 8 đến 10 tuần. Trường hợp bệnh nặng có thể dùng thêm thuốc hen P/H từ 1 – 2 đợt nữa. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Công ty Đông Dược Phúc Hưng Địa chỉ: 96-98 Nguyễn Viết Xuân – Hà Đông – Hà Nội. www.benhhen.vn – www.dongduocphuchung.com.vn. Điện thoại tư vấn: 0944 678 751 – 1900 545434. Thuốc hen P/H là THUỐC ĐIỀU TRỊ hen phế quản, không phải thực phẩm chức năng ĐKQC: 1163/12/QLD-TT, ngày 18-10-2012 Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng |