Đau dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương gây ra. Ngày nay, tỷ lệ đau dạ dày ngày một gia tăng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên thế giới. Đau dạ dày ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày, Chính vì thế mà bệnh đau dạ dày cần được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau dạ dày như căng thẳng, stress, chế độ ăn uống thất thường và không điều độ, uống rượu bia nhiều, do vi khuẩn Helicobacter pylori. Trong đó, nguyên nhân điển hình gây ra tình trạng đau dạ dày và việc chữa trị không được dứt điểm chính là do vi khuẩn H.pylori.
Các dấu hiệu, triệu chứng bệnh đau dạ dày điển hình
Đau bụng vùng thượng vị
Biểu hiện dễ thấy nhất ở người bệnh đau dạ dày đó là đau bụng ở vị trí thượng vị, tần suất đau không rõ ràng, có thể đau thành cơn và bất cứ lúc nào, thông thường, bệnh nhân đau vào lúc đói, hoặc sau khi ăn no hay sau khi vận động mạnh.
Mức độ đau của mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người, có thể đau âm ỉ, có thể đau nhói hoặc đau dữ dội.
Ợ chua, ợ nóng
Đây là dấu hiệu phổ biến của bệnh đau dạ dày. Nguyên nhân của dấu hiệu này là do acid dịch vị dạ dày tăng tiết quá nhiều gây ra tình trạng nóng rát vùng ngực và cổ họng. Acid dịch vị dạ dày tiết ra để tiêu hóa thức ăn, khi dịch vị tiết ra quá nhiều và không đúng lúc, đặc biệt lúc đói sẽ khiến dạ dày dễ bị tổn thương, co bóp nhiều gây ra đau dạ dày. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cơ thể người bệnh, khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, ợ nóng, ợ chua nhiều và lâu dài sẽ gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản….
Kém ăn, ăn không ngon
Đau dạ dày thường kèm theo các triệu chứng nóng rát bụng, đầy bụng khó tiêu nên khiến người bệnh ăn không ngon miệng, thường gây ra tình trạng chán ăn. Điều này gây ra tình trạng thiếu chất dinh dưỡng cho cơ thể, vì vậy thường thấy người bệnh đau dạ dày sẽ có vóc dáng gầy yếu hơn bởi việc tiêu hóa thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng của họ bị ảnh hưởng.
Đầy bụng, chướng bụng
Hầu hết người bệnh đau dạ dày đều gặp phải tình trạng này do thức ăn đi vào chứa ở dạ dày được tiêu hóa khó khăn dẫn đến tình trạng khó tiêu, chướng bụng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc chán ăn, ăn không ngon ở bệnh nhân. Để hạn chế tình trạng này, người bệnh có thể kiêng những loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ kết hợp với thay đổi thói quen sinh hoạt ăn uống điều độ hơn và sử dụng các loại thực phẩm dễ tiêu như gà, cá, thịt bò xay nhuyễn, hay các loại hoa quả, trái cây như chuối, cam, dưa,..
Buồn nôn và nôn
Trong khi dạ dày vẫn phải co bóp liên tục, thức ăn trong dạ dày khó tiêu hóa và tích trữ lại sẽ khiến cho bệnh nhân cảm thấy buồn nôn và nôn. Khi thức ăn bị nôn ra ngoài quá nhanh hoặc quá nhiều sẽ gây ra ma sát với thành niêm mạc dạ dày thực quản khiến cho niêm mạc dễ bị tổn thương, có thể dẫn đến chảy máu. Khi thành niêm mạc dạ dày bị tổn thương cộng thêm acid dịch vị bị trào ngược sẽ làm tăng nguy cơ viêm, loét dạ dày.
Giảm cân, sút cân
Các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, chán ăn, ăn không ngon và buồn nôn, nôn chính là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng giảm cân, sút cân ở người bệnh đau dạ dày. Giảm cân, sút cân khiến thể trạng cơ thể yếu, mệt mỏi, ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Vì vậy, cần có những biện pháp điều trị và khắc phục ngay tình trạng này giúp người bệnh sớm lấy lại sức khỏe, không ảnh hưởng đến quá trình học tập và làm việc.
Lời khuyên dành cho người bệnh đau dạ dày
Khi phát hiện cơ thể có các dấu hiệu trên, bạn cần đến các cơ sở y tế để khám, theo dõi và điều trị đúng cách. Ngoài ra, để làm giảm các triệu chứng trên cũng như tăng điều trị hiệu quả bệnh, người bệnh đau dạ dày nên tuân thủ các lời khuyên dưới đây:
Xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh điều độ: Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, không bỏ bữa, ăn uống điều độ, đúng giờ. Không nên ăn quá khuya vì khi đó dạ dày phải làm việc suốt đêm để tiêu hóa thức ăn trong khi ban đêm là khoảng thời gian các cơ quan trong cơ thể cần được “nghỉ ngơi”. Hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, dầu mỡ chiên rán.
Nghỉ ngơi phù hợp, ngủ đủ giấc và không thức quá khuya: Cơ thể con người cần được nghỉ ngơi sau những ngày làm việc mệt nhọc và căng thẳng. Nghỉ ngơi là cách tốt nhất giúp giải tỏa những căng thẳng, áp lực.
Hạn chế các loại rượu bia, thuốc lá: đây cũng là một trong những yếu tố làm nặng thêm tình trạng đau dạ dày.
Không lạm dụng các loại thuốc giảm đau.
Người bệnh đau dạ dày cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ để việc điều trị bệnh được hiệu quả.
Tuy nhiên, với phác đồ điều trị bằng kháng sinh hiện nay thì đang gặp phải tình trạng vi khuẩn HP kháng thuốc, dẫn đến hiệu quả điều trị không cao. Để khắc phục tình trạng này, Giáo sư Tiến sĩ Christine Lang – Nhà vi sinh người Đức đã nghiên cứu và sáng chế ra PylopassTM. PylopassTM là chủng duy nhất hiện nay có khả năng nhận biết cấu trúc đặc hiệu trên màng tế bào vi khuẩn HP, từ đó gắn kết và thải trừ HP một cách tự nhiên qua đường tiêu hóa. Đặc biệt, PylopassTM không có tính kháng như kháng sinh cho nên hiệu quả diệt HP là rất cao. Các sản phẩm sử dụng nguyên liệu PylopassTM được lưu hành ở hơn 50 nước trên thế giới như Pylopass Forte của Đức, Helinorm của Nga, PyloPlex® 200 của Úc và ở Việt Nam là DeHP. Ngoài ra DeHP còn bổ sung chiết suất cam thảo và curcuminoid hiệp đồng tác dụng trong việc diệt trừ vi khuẩn HP và giảm các triệu chứng của bệnh dạ dày. Bộ sản phẩm DeHP dạng viên và DeHP kids dạng cốm vị ngọt hương cam mang đến sự lựa chọn đa dạng cho người dùng, an toàn phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 19006436 để được Dược sĩ tư vấn.
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Xem chi tiết sản phẩm DeHP và DeHP kids tại: https://dehp.vn/san-pham