Trẻ nhỏ cũng dễ dàng mắc viêm đường tiết niệu như người lớn và không phân biệt bé trai, bé gái. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này rất đa dạng như việc vệ sinh kém, hẹp bao quy đầu ở bé trai, bất lợi trong cấu tạo niệu đạo gần hậu môn ở bé gái,… Chính vì thế, điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ em trở nên khá phức tạp.
Điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ em
Với trẻ em, việc điều trị viêm đường tiết niệu phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng bệnh và nguyên nhân dẫn tới bệnh lý. Để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất, rút ngắn thời gian hồi phục, chuyên gia khuyên cha mẹ nên đưa trẻ thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Với nguyên nhân nhiễm khuẩn ở mức nhẹ, điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ em sẽ được thực hiện bằng các loại kháng sinh ở mức nhẹ nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao. Có thể kể tới một số kháng sinh thường thông thường được sử dụng trong trường hợp này như Amoxicilli, Bactrim (Sulfamethoxazole), Trimethoprim, Cephalosporin IG (Cephalexine). Liệu trình cho những loại kháng sinh này có thể uống trong vòng 7-10 ngày.
Xem thêm: viêm đường tiết niệu có gây vô sinh
viêm đường tiết niệu có lây không
Khi trẻ bị nhiễm khuẩn nặng thì kháng sinh không chỉ sử dụng qua đường uống mà còn dùng qua đường tiêm trong những ngày đầu để đạt nồng độ cao tại thận. Một số loại kháng sinh được áp dụng cho trường hợp này là Cephalosporin 3G (Cefotaxime hoặc Ceftriaxone) hoặc Amoxicillin, Cefotaxime, Ceftriaxone.
Khi trẻ mắc viêm đường tiểu cần dẫn lưu nước tiểu trong trường hợp bị tắc nghẽn. Điều này có tác dụng điều trị kịp thời các dị tật xảy ra ở đường tiểu. Còn trường hợp nguyên nhân dẫn tới viêm đường tiết niệu ở bé trai là hẹp bao quy đầu thì cần can thiệp, cắt bao quy đầu sớm.
Cách phòng tránh tái phát viêm đường tiết niệu
Điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ em không chỉ là việc áp dụng các biện pháp từ phía bác sĩ mà cha mẹ cần tạo ra những thói quen tích cực giúp trẻ phòng tránh tái phát bệnh.
Để phòng tránh tái phát có hiệu quả, nên vệ sinh cho trẻ hay dạy trẻ cách vệ sinh sạch sẽ, đúng cách. Với trẻ nhỏ, cần thay tã sau khi trẻ đi vệ sinh xong và lau khô.
Rèn luyện cho trẻ thói quen uống đủ nước, không nhịn tiểu và thường xuyên bổ sung rau quả trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
Điều trị và phòng ngừa viêm đường tiết niệu ở trẻ luôn phải đi đôi với nhau. Chính vì vậy, chuyên gia Phòng khám Thiện Hòa khuyên mỗi bậc cha mẹ hãy là người tạo lập thói quen phòng tránh bệnh tốt nhất đồng thời lưu tâm tới các triệu chứng viêm đường tiết niệu. Có như vậy, việc thăm khám, điều trị kịp thời khi trẻ không may mắc phải bệnh mới có thể đạt hiệu quả cao.
Nguồn: http://khamphukhoa.net.vn/dieu-tri-viem-duong-tiet-nieu-o-tre-em/