Tôn sư trọng đạo là truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, truyền thống đó đã thay đổi như thế nào.
Chúng ta cũng theo dõi dưới đây nhé!
Tôn sư trọng đạo là gì
Là người Việt Nam chắc hẳn không ai là không biết đến truyền thống tôn sư trọng đạo. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc được hình thành từ rất lâu và hun đúc qua nhiều thế truyền lại cho đời sau. Xuất phát từ thời nho giáo, người Việt ta đã rất coi trọng vai trò của người thầy giáo, theo thứ tự cấp bậc: “Quân, Sư, Phụ”, trước tiên đó là vua, sau đó tới thầy, cuối cùng là cha. Ở thời đó, người ta rất quan trọng vấn đề học hành, do đó thầy giáo hay còn gọi là ông đồ là những người rất mực được kính trọng trong xã hội. Từ đó, tinh thần “tôn sư trọng đạo” được lan toả đến tất thảy nhân dân trong cả nước. Vậy thì nghĩa cụ thể của cụm từ “tôn sư trọng đạo” là gì?
Thực ra cụm từ này ám chỉ đến thái độ của người học đối với thầy giáo. “Sư” ở đây nghĩa là thầy còn “đạo” tức là những chân lý, điều hay lẽ phải mà thầy truyền đạt. Nội dung của cả câu ám chỉ rằng bản thân mỗi người phải biết cung kính, kính trọng thầy giáo và chăm chỉ , siêng năng học hành để lĩnh hội trọn vẹn kiến thức được học.
Việt Nam ta là một đất nước hiếu học từ ngàn đời nay, do đó, truyền thống biết ơn thầy cô không chỉ xuất hiện trong tâm khảm của mỗi người học trò mà còn ở những bậc làm cha mẹ và mọi tầng lớp khác trong xã hội. Từ thời xa xưa, ngay khi miếng ăn còn chật vật qua ngày, người lao động Việt Nam chân lấm tay bùn vẫn không quản ngại đường xa mang gạo, mang thóc biếu thầy. Ngày đó, mức lương đối với người làm nhiệm vụ đưa đò vẫn còn khá eo hẹp nên cuộc sống cũng rất chật vật và vất vả. Tuy nhiên, vì yêu nghề cùng niềm tâm huyết với đám học trò nhỏ, các ông đồ nghèo ở trường làng, trường huyện vẫn hàng ngày dạy chữ kèm theo điều hay, lẽ phải cho học trò. Đó cũng chính là lý do những người làm nghề này được phần đông nhân dân hết mực trân quý.
Không hiếm những câu thơ về thầy cô hay các câu ca dao tục ngữ ca ngợi công lao của người lái đò như: “uống nước nhớ nguồn”, “muốn qua sông thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” hoặc “một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy được nhân dân sáng tác và lan truyền rộng rãi trong dân gian.
Truyền thống tôn sư trọng đạo ngày nay
Trong thời đại ngày nay truyền thống tôn sư trọng đạo càng được lan toả mạnh mẽ. Hàng năm đến các ngày lễ, tết hay các dịp kỷ niệm của nhà giáo Việt Nam, thế hệ học trò lại rục rịch nô nức chuẩn bị báo tường, tranh vẽ ngày 20 tháng 11 kèm theo những lời chúc 20.11 ý nghĩa để tri ân công lao dạy dỗ của người làm nhiệm vụ đưa đò sang sông.
Đó là một tinh thần vô cùng quý báu của dân tộc ta. Đặc biệt hiên nay, ngành giáo dục càng được Đảng và nhà nước ta chú trọng hơn. Do đó, mức lương và các chính sách xã hội dành cho người làm sự nghiệp trồng người cũng được nâng cao đáng kể. Các gia đình hiện nay cũng luôn chú trọng đến việc học tập của con em mình và hết mực kính trọng những người thầy, cô giáo.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một bộ phận không nhỏ thế hệ học sinh không đi theo chuẩn mực đạo đức, coi thường thầy cô, ăn chơi, lêu lổng, không chịu siêng năng học hàng làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục và tinh thần nhân văn của dân tộc.
Song song đó, cùng với sự thay đổi của cơ chế thị trường, có một số nhà giáo thiếu tâm huyết với nghề, ham lợi lộc trước mắt, chạy theo đồng tiền làm mai một khí chất thanh cao và ảnh hưởng đến những nhà giáo chân chính. Đó là một thực trạng khá buồn của nền giáo dục nước nhà hiện nay.