Đầu những năm 2000, những năm mà đất nước ta bắt đầu đổi mới hội nhập với thế giới. Sang thế kỷ 21 làm gì có ai tin vào mấy truyện ma quỷ, ấy là người ta nói thế, người ta vẫn nói với nhau như vậy, nhưng tôi thì khác đó là những năm mà cái xóm của tôi chìm vào những ngày tháng u tối, những ngày tháng mà đến bây giờ và có lẽ cả sau này nữa người ta vẫn kể cho nhau nghe câu truyện bi ai về 1 gia đình, 1 gia đình bất hạnh…
Truyện là vào những năm 2003, làng tôi ở ngoại thành Hà Nội. Mang cái tiếng thủ đô chứ làng tôi khi đó vẫn nghèo lắm, làm gì đã có đường bê tông, bóng đèn đường như bây giờ. Cái đất Sóc Sơn chúng tôi nghèo, rừng núi heo hút lắm, có khác gì mấy tỉnh vùng cao đâu, có cái tiếng đất thủ đô các bạn ạ!
Ông Nghi hồi đó làm canh đồng của làng, cứ đến mùa vụ người ta bơm nước từ con ngòi phía cuối làng là ông lại tất bật đi đêm, dậy sớm để canh nước cho dân.
Hôm đó là hôm đầu tiên bơm nước đổ ruộng, cái máy bơm nước ở quê nó to lắm, cái ống nước chảy ra đến đứa trẻ 6-7 tuổi chui cũng vô các bạn ạ. Máy vừa chạy xong ông vội vàng xách cái xẻng đi lên kiểm tra xem có cái hang chuột nào làm nước chảy ra ngoài hay không, hay có mớ cỏ mô đất nào làm nước bị tắc hay không. Vừa leo lên bờ kênh dẫn nước ông nghe tiếng kêu khẹc khẹc của con gì đó, xách cái xẻng đuổi theo dòng nước, hóa ra là có con chim khá to, ấy cũng phải gần bằng con gà choai choai chứ chẳng vừa. Ông quăng cái xẻng nhảy ùm xuống vớt đc con chim
Đoạn ông leo lên bờ, kiếm đc mẩu dây chuối khô gần đó ông trói 2 cái chân nó lại. Ấy mà con chim đó dữ, kêu khèng khẹc dương cái mỏ đỏ mà mổ vào tay ông đau điếng.
– Mày cứ mổ đi, trưa về ông cho mày mổ xả với lá chanh nhé con. Khà khà. Ông Nghị cười vui vẻ vì lâu lắm mới có món ngon dâng tận miệng như thế.
Ông buộc con chim vào cạp quần rồi vác cái xẻng lên vai tiếp tục đi dẻo nước.
Trưa nay ông về sớm, cũng là vì có con chim to, về sớm làm thịt, cũng 1 phần buộc nó vào cạp quần thỉnh thoảng lại mổ ông cái vào đùi khá đau. Thỉnh thoảng có gặp mấy ông mấy bà đi làm đồng ông lại hể hả.
– Ấy, ông Nghi bắt đâu đc con chim to thế
– Chim gì mà lạ thế ông Nghi ơi
– Trưa về lại đc món rồi nhể, có rượu thì ới nhau câu nhé!
Dân làng thì cứ chêu nhau vậy cho có câu chuyện, còn ông thì cũng vui lắm, vừa có món ngon lại đỡ bà nhà phải đi chợ.
Ngâm cái xẻng vào cái bể nước trước sân, ông Nghi quay ra nhìn con chim đang đập đập cái cánh cố vùng vẫy ở sân, con chim khá to, lông trắng như lông cò, mỏ thì đỏ hồng khá đẹp ấy mà cái mặt thì phèn phẹt như con cú mèo vậy. Chẳng biết là chim gì, nhưng vùng núi chúng tôi chim lạ nhiều nên ông cũng chẳng bận tâm là chim gì, chỉ nghĩ thịt xong băm ra rang xả, cho chút lá chanh là hết xảy. đầu nghĩ tay làm, ông xách con chim ra bờ giếng, 1 tay ông bịt mỏ, một tay ông vặt lông. Quê tôi hay thịt chim như vậy, thịt sống thì chim mới không bị tanh, mà giữ đc chất thịt, vặt xong lông con chim chết ngạt là vừa. Con chim này to nên ông loay hoay lắm mới thịt xong đc nó, vặt trụi cả lông mà thấy nó chưa chết, con chim cố giãy rụa, tiếng kêu keng kéc thảm thương. Ông quay ra cầm ngay cái liềm gõ 1 cái rõ mạnh vào đầu con chim thì nó mới chết.
Đĩa thịt chim vừa mang lên con đang nghi ngút khói, phả lên mùi xả, với lá chanh thơm phức.
Hai vợ chồng ăn bữa cơm ngon lành với cái món thịt chim lạ mà đâu biết rằng chính cái ngày định mệnh này, tai họa đang ập đến nhà ông, đến cái làng quê nhỏ này.
Tối đó như thường lệ, xong bữa cơm với vài chén rượu cùng món thịt chim hồi trưa ăn còn thừa lại, ông Nghi thong thả ngồi trên cái chõng tre để giữa sân, ánh trăng sáng vằng vặc. Ông nhấc chén nước chè để hãm cái cơn phê từ bi thuốc lào ông vừa hút, làn khói thuốc còn đang cuộn trc mặt ông khề khà hỏi bà Dung.
– Cuối tuần này con Thu có về không bà nhỉ? Chị Thu là con út của ông bà. Chị đang học đại học ngoài Hà Nội
Bà Dung đang nhóm nồi bánh dưới bếp để mai đi bán sớm nói vọng ra:
– Đầu tuần nó có gọi về nhà Chú Long, nhưng tôi với ông không có nhà, nó dặn chú Long bảo với mình là sang tuần nó mới về đc, tuần này đang phải ôn thi thì phải.
– Ừ. Nó về thì bà động viên nó cố mà học, học đc thì học chứ dốt như thằng Cường với con Hà thì chỉ có đi làm công nhân với ở nhà lấy chồng thôi! Vừa nói ông vừa vân vê bi thuốc lào trực hút tiếp bi nữa.
– Bánh tôi vừa vớt ra để chút cho ráo nước rồi ông mang lên nhà hộ tôi chả để dưới này chuột nó gặm mất. Tôi qua nhà cô Học đong ít thóc giống về ngâm. Chả nay tôi thấy người ta đi đong hết rồi.
– Ừ. Bà qua rồi mua luôn tôi gói thuốc lào, mai tôi đỡ phải qua. Ông Nghi trả lời.
Bà Dung cầm cây gậy bước nhanh ra cổng, ấy chẳng phải bà đã già để phải chống gậy, hồi đó không có nạn trộm chó như bây giờ, chó cũng chẳng phải nhốt người ta cứ tha rông ra tối đến đi qua nhà nào có chó dữ, không có cái gậy phòng than nó lao ra đớp cho cái thì bỏ mẹ.
Ông Nghi ở nhà, uống gần tàn ấm chè thì cũng thấy mỏi mỏi vì đi dẻo đồng cả ngày, ông nhấc cái mông đi xuống bếp cất cho bà Dung cái rổ bánh rồi ông vào giường nằm. Cái tuổi ngũ tuần như ông người ta khó ngủ lắm, cứ nằm suy nghĩ lung tung chuyện đời, chuyện người. Đang nằm miên man suy nghĩ thì ông nghe ngoài cổng có tiếng gọi, tiếng gọi khe khẽ mà nghe âm u vang vọng:
– Ông nghi ơi! Ông Nghi ơi!…
Ông ể oải nhấc người ra khỏi chiếc giường, bước chân ra ngoài thềm, quái lạ, lúc nãy ngồi ngoài sân trăng còn sáng lắm mà bây giờ sao mịt mùng âm u vậy, ông cố rương mắt ra nhìn cho rõ mà không đc, mọi vật cứ sầm sì xám ngoắt. Đánh mắt ra ngoài cổng ông thấy có bóng người đàn ông mà cố lắm ông cũng không nhìn rỗ đc là ai.
– Đi theo tôi! Giọng nói như từ nơi u linh vọng về.
Phần vì tò mò không biết ai, phần vì như người vô thức ông lững thững bước theo bóng người đàn ông. Ông đi mãi đi nhanh mà không thể nào đuổi kịp bóng người đàn ông đó. Trong cái quang cảnh âm u sầm sì của cái đường làng mà ông đi ngàn lần rồi hôm nay sao thấy lạnh lẽo, vắng vẻ quá chỉ nghe bên tai tiếng ù ù, xào xạc như gió thổi, rồi tiếng thầm thì như tiếng người nói chuyện với nhau mà nhìn đi nhìn lại không thấy có ai. Nhưng chân ông vẫn bước, ông muốn dừng lại mà không đc, chỉ như 1 cái chớp mắt thì trời ơi ông thấy mình đang đứng giữa cái bãi tha ma ở đầu làng. Ban ngày ra đây đôi lúc ông còn thấy rung mình, hay cảm giác hơi lạnh chạy dọc sống lưng ấy vậy mà bây giờ ông đang đứng ở đó. 1 mình, bầu trời như đen đặc lại, không đc, ông phải chạy, ông phải về ngay.. nghĩ đến đó thôi ông quay ngoắt lại cắm đầu chạy. ông thấy mình chạy sao mà khó nhọc, chân ông lùng bùng nặng chịch như có gì đó quấn lấy chân ông, hoảng hốt ông nhìn sang xung quanh thì ôi thôi. ở đâu ra mà nhiều ma vậy. những bóng trắng mập mờ, những khuôn mặt dị dạng trắng bệch đang nhìn ông, ngoác những cái mồm đen ngòm mà cười với ông. Ông sợ hãi càng cố chạy, ông thấy mình như sắp hết hơi, thần kinh ông căng đến đỉnh điểm. Ông nhắm mắt lại, đúng rồi nhắm mắt lại, ông không đc nhìn ông phải cố chạy, chạy ngay ra khỏi chỗ quái quỷ này. Bỗng ông thấy mặt mình râm ra, ran rát, ông mở mắt ra chồm dậy, thở hộc hộc như người người thiếu khí sắp chết ngạt, người ông mồ hôi nhễ nhại.
– Ông sao thế, mơ gì mà ú ớ tôi gọi mãi không đc. Thì ra là bà Dung.
Ông Nghi hít 1 hơi dài trấn tĩnh. Vẫn chưa hết ghê sợ vì những gì vừa thấy. Hóa ra ông vừa nằm mơ, 1 cơn ác mộng.
– Tôi mơ vừa mơ ghê quá bà nó ơi! Có cái đứa nào đến gọi cổng rồi đưa tôi ra bãi tha ma. Toàn ma với quỷ nó đuổi tôi, không làm thế nào mà chạy đc, may quá..Ông nói mặt vẫn chưa hết sự sợ hãi.
– Chắc nay ông làm mệt, ngủ lại để cái chăn thế kia mơ ngủ thì chạy sao đc. Bà Dung an ủi, và chỉ xuống cuối giường cái vỏ chăn con công mà đang lung nhùng ở chân ông.
– Chắc là vậy! bà với cho tôi cốc nước. xong muộn thì đi ngủ đi mai còn đi chợ.
Uống xong cốc nước ông đặt mình nằm xuống, cố gạt đi cái cái cơn ác mộng lúc nãy, dỗ mình vào giấc ngủ.
Gần sáng ông tỉnh giấc, thấy bụng dưới tức tức buồn tiểu, ngái ngủ bước xuống giường mở cửa ra ngoài. Gần sáng, lác đác có tiếng gà gáy sớm, trăng vẫn sáng khuất sau những đám mây mờ nhạt ông rảo bước xuống cuối cái chuồng lợn nơi có cái chum vỡ mà hằng ngày ông vẫn hay đi tiểu vào đó. Nghe tiếng lạch cạch dưới bếp, đoán là bà nhà dậy sớm chuẩn bị đi chợ
– Sao nay bà nó dậy dọn hàng sớm thế nhỉ? Nghĩ thầm trong đầu vì hồi nãy dậy ông có liếc nhìn cái đồng hồ mới khoảng 4h sáng. Vì trời tối ông chỉ nhìn thấy vệt dạ quang trên mấy cái kim đồng hồ nên ông cũng đoán là khoảng 4h
– Bà nó nay dậy sớm thế à? Ông cất tiếng hỏi khi đi ngang qua cái bếp.
Không có tiếng trả lời. tưởng bà ko nghe tiếng ông hỏi lại câu nữa:
– Bà nó dậy sớm thế?
Vẫn không thấy đáp lại, ông tiến lại gần hơn. Vừa đứng đến cửa bếp thì bà Dung quay lại làm ông hết hồn kêu toáng lên. Không, đó không phải bà Dung, cái khuôn mặt phèn phẹt như con chim cú mèo với cái mỏ đỏ, đôi mắt vằn vện tia máu. Ông ngã vật xuống đất ú ớ cấm khẩu, rồi mắt ông tối sầm đi không biết gì nữa.
Sáng đó bà Dung dậy thì thấy cửa nhà đã mở. Đoán là ông Nghi dậy sớm đi làm đồng nhưng vừa bước ra đến thềm bà đã thấy ông nằm sõng soài ở cửa bếp. Bà kêu gào, ôm cái than thể mềm oặt của ông mà khóc lóc, hàng xóm thấy um xùm thì chạy sang giúp đỡ, người xoa dầu người lấy xe hối nhau đưa ông lên viện. Nhờ bà con hàng xóm nhiệt tình giúp đỡ, đưa ông đi cấp cứu kịp thời nên ông vẫn giữ đc cái mạng nhưng liệt toàn thân, mồm thì méo xệch sang 1 bên ko nói đc. Từ một người đàn ông khỏe mạnh giờ đây ông chỉ như cái xác nằm đâu nằm đó, thành gánh nặng của gia đình.
Từ ngày ông liệt giường anh Cường đã nghỉ việc xin về làm ở xí nghiệp gần nhà, còn chị Thu cũng bỏ dở việc học cũng về làm công ty gần nhà mặc cho bà Dung với anh Cường động viên. Âu cũng là vì chữ “Hiếu”.
Vì ông Nghi ốm nên hằng tháng bà Dung phải sang tận Tam đảo để mua thuốc của ông thầy bên đó khi đc 1 người bà con giới thiệu, cũng chỉ mong ông Nghi hồi phục đi lại đc cho đỡ khổ. Mọi khi thì anh Cường vẫn lấy xe trở bà đi sang bên đó lấy thuốc nhưng hôm đó anh phải làm đêm ko đi đc nên bà Dung quyết định đi 1 mình. Sáng đó bà dậy sớm lấy xe đi, đến đoạn ngã 3 Thạch Lỗi thì rầm… rồi tiếng kim loại mài trên đường nghe ken két đến ghê răng, mấy bà bán ngô sáng phát hiện ra đầu tiên.
– Tai nạn, ối giời ơi tai nạn, sang xem người ta có lsao ko? Tiếng người nói xôn xao.
Khi người ta chạy sang thì hỡi ôi, bên cạnh chiếc xe Honda cup là thi thể một người đàn bàn, cái đầu đã bị ô tô cán nát sạch, người yếu thì bụm miệng quay đi vì cảnh tượng quá kinh khủng, người nào mạnh bạo thì kêu người gọi công an.
Cái hồi đó xe cộ còn ít, chuyện bị tai nạn chết thảm như vậy chẳng khác gì tin sét đánh với cái làng quê vốn yên bình của tôi. Chiếc xe tải đó đi nhanh bỏ chạy mất, thời đó làm gì có camera với công nghệ như bây giờ nên kẻ ác đã trốn chạy đc. Gia đình nhà bà Dung chỉ biết tiếc thương đưa bà về làm tang. Ông Nghi nằm đó, hay tin bà mất ko nói ko cử động đc nhưng người ta biết ông đau đớn lắm, nước mắt ông chỉ trào ra, trào mãi. Hàng xóm ai cũng thương cảnh cho ông mà chẳng biết phải làm gì, liệu người đàn ông khổ sở đó có vượt qua đc nỗi đau này hay ko?
Đêm đó người thân ở lại lo đám tang đã nghỉ hết, chỉ cắt cử mấy người đàn ông thức để châm hương cho bà, cái áo quan đỏ quạch nằm lừng lững giữa nhà. Anh Cường có lẽ vì quá thương mẹ, bao nhiêu năm đi làm xa nhà, chưa phụng dưỡng đc gì cho mẹ, bây giờ thì bố liệt giường, mẹ mất, anh cũng đau đớn lắm. Anh ngồi rưng rưng nước mắt, phì phèo điếu thuốc mà giờ cũng chẵng biết điếu bao nhiêu nữa, bỗng anh thấy có bóng người thấp thoáng ngoài cổng, sao mà giống mẹ anh quá. Anh vội lao theo, chạy nhanh ra cổng chỉ thấy thấp thoáng bóng người đàn bà đội nón đang đi bên cạnh 1 người cao gầy chân tay khẳng khiu, dù mờ ảo nhưng anh cảm giác mình nhìn rõ lắm. Anh cất tiếng gọi:
– Mẹ ơi! Mẹ đi đâu đấy. về nhà đi mẹ. Vừa khóc vừa gọi chạy theo cái bóng ra đến đầu ngõ thì mất hút.
Anh đau đớn quay về, trong lòng buồn bã, biết là hồn mẹ anh về, nhưng mẹ anh đi với ai. Anh tự hỏi bản thân nhưng lấy đâu ra câu trả lời. Hôm sau anh có kể lại câu chuyện cho chị Thu với chị Hà, nhưng nghĩ anh Cương thương mẹ nên tưởng tượng ra thế nên 2 chị cũng ko mấy quan tâm.
Hơn 1 tháng sau khi bà Dung mất, làng xóm tưởng chừng như đã bình yên, đã bẵng đi cái chết của bà thì lại 1 tin dữ ập đến. anh Cường con trai bà cũng vĩnh viễn ra đi. Lại một người nữa trong gia đình mất mạng, lại một cái chết ko toàn thây. Nghe mấy người làm cùng anh kể lại. Tầm 11h trưa hôm đó, vì công ty anh làm dầm giáo nhà xưởng nên sắt thép nặng lắm, người ta phải sử dụng máy tời để kéo thép lên cao. Cái dây xích không may bị đứt, mấy người làm cùng hô hoán nhau chạy xa khi thấy nó chuẩn bị rơi xuống, 1 người đứng cạnh anh Cường kéo áo anh lôi đi mà chả biết hoảng loạn thế nào mà anh lại chạy ngược lại, chỉ hơn chục giây khi phát hiện dây xích bị đứt, cả vài tấn thép trượt xuống lao thẳng vào người anh, cả gần chục người bỏ chạy duy chỉ có anh mất mạng. đau đớn chồng đau đớn, tang thương chồng lên tang thương. Ai ai cũng đau xót cho cái gia đình bạc mệnh, xót thương mà trách ông trời sao quá nghiệt ngã với con người ta.
Từ ngày anh Cường mất, hằng đêm trong những con gió lạnh thổi về từ phía nghĩ trang đầu làng, người ta thường nghe thấy tiếng rên rỉ, khóc lóc bi ai. Có đôi lúc như hét như gào, như đau đớn lắm. Vào những đêm trăng sáng người ta còn nghe thấy tiếng chó cắn nhúc nhắc như là có người đi từ phía nghĩa trang trở về làng. Có người thì họ đồn có đêm nhìn thấy bóng người đàn bà không đầu đội nón đi cùng một người cao gầy, dáng đi dị hợm đi vào ngõ nhà ông Nghi. Người nào tốt thì khuyên chị Hà, (chị là con cả của ông Nghi lấy chồng ở xã bên, từ hồi mẹ với em mất chị qua lại thường xuyên để chăm nom ông Nghi) nên đi gọi hồn về xem sao, có khi lại bị trùng tang ấy. chị Hà nghe theo, đc người ta giới thiệu qua nhà cô đồng Huệ ở giáp Thái Nguyên. Sang đến nơi gọi hồn về mãi mà không đc, cô đồng mới hỏi chuyện xem thế nào thì chị kể hết cho nghe. Nghe xong cô nói:
– Chết rồi! không đc rồi. nhà con như thế này là bị trùng tang thật rồi, cô có xem qua ngày giờ mất của mẹ với em con, chết toàn ngày xấu, lại phạm giờ, hồn không về đc có khi bị trùng bắt thật rồi.
– Bây giờ có cách gì không cô? Chị Hà tỏ vẻ hoảng hốt
– Cô thì ko giải đc, nhưng con nên sang bên chùa Hàm Long nhờ sư thầy bên đó trục vong về, rồi gửi vong về bên đó, chứ ko là ko ổn đc đâu. Cô đáp
Hôm đó chị Hà về với 1 đống suy nghĩ trong đầu, chị cũng nghe qua về chùa Hàm Long nơi nhốt vong rất nhiều, rồi cũng nghe người ta kể vong vào đó khổ lắm, mà chị thấy nặng lòng. Chị cũng về nói chuyện với gia đình, với ông bác cả trong họ, mọi người cũng buồn lắm nhưng không còn cách nào khác. Cũng định cuối tuần đó chị cùng với mấy bác trong họ sẽ sang chùa Hàm Long để gửi vong. Ai ngờ trc hôm đi 2 ngày, 1 biến cố lại xảy ra, lại một người nữa phải ra đi. Người đó chính là chị Thu, trên đường đi làm về, chị cùng với 1 người bạn đèo nhau đi làm về, chẳng may va quệt với 1 chiếc xe máy đi cùng chiều. Như đã nói cái thời xe cộ còn ít, mấy ai người ta đi xe máy mà đội cái bảo hiểm vào đâu. Vụ va chạm khá nhẹ, bạn chị đi cùng chỉ bị xây xát nhẹ, chị thì có bị ngã rồi đập đầu xuống đường, vụ va chạm không mạnh nên hai bên hỏi thăm qua loa rồi cho đi, ấy thế mà về đến nhà chị bắt đầu thấy chóng mặt, buồn nôn, rồi đến lúc lả người đi, người ta mới đưa chị đến viện nhưng quá muộn. Bác sĩ nói chị bị chấn thương sọ não, rồi chỉ cho người nhà xem cái lỗ chỉ bằng cái đầu đũa ở vành tai.
Lại 1 mạng người, lại 1 nỗi đau, dân làng thương xót 1 thì gia đình thương xót gấp ngàn lần, ông Nghi bây giờ nằm đó, chỉ biết nhìn vợ con lần lượt ra đi. Đau đớn nhất là chị Hà, cả gia đình chết cả, bây giờ còn mỗi chị với bố già liệt giường, thương bố nên chị xin nhà chồng đc ở lại chăm bố.
– Bố bệnh cô về chăm tôi không cấm, nhưng con cái thì nhất quyết phải để nhà tồi chăm, dân làng người ta nói rồi đấy, nhà cô bị trùng bắt, bây giờ cho con tôi sang đấy rồi nó cũng bắt đi mất thì sao. Cô sang đó thì cũng phải lo cho bản thân, rồi bảo các bác bên đó đưa vong lên chùa mà gửi đi, ko đến cô cũng ko giữ đc cái mạng đâu. Chồng cô nói với cô giọng lạnh nhạt khi thấy cô xin về chăm bố.
Ấy. khi hoạn nạn thì ko phải máu mủ ruột rà thì đâu ai sống tốt với mình, cô cũng chẳng dám trách chồng, vì cô hiểu những gì mà gia đình cô đang phải gánh, cô còn bố già, cô không thể bỏ đc.
Cô về chăm ông Nghi được 3 tháng, cũng nhờ bà con đưa đi gửi vong, nhưng chuyện gì đến cũng phải đến, ông Nghị rồi cũng mất. Tôi nghe người ta nói lúc ông mất thì khổ lắm, người gầy rạc đi vì ko ăn đc gì, cứ đưa vào lại nôn ra, ăn 1 thì nôn 2. Nằm liệt 1 chỗ thì phần lưng ông thịt bị ôi, hoại tử cả chảy nước chảy mủ tanh ngòm. Chân ông thì đêm ngủ chị Hà không biết, chuột gặm đến cả xương của ông. Vậy là cả gia đình chỉ còn mỗi chị Hà, xong đám tang ông Nghi thì chồng chị cũng bắt chị về, nhà cửa thì gửi ông bác cả bên đó chăm nom, hương khói.
Từ đó lâu lâu trong làng mà có người chết trẻ, dân làng lại lo lắng như chuyện nhà ông Nghi lại lặp lại, ai cũng lo âu, sợ hãi.
Đến khoảng năm 2007-2008 theo phân công của ban giáo hội phật giáo nên làng tôi đón 1 sư thầy về. Về được 1 tuần thì thầy có hỏi thăm và nói chuyện với mấy bà vãi ở chùa, rằng ở làng tôi ngày xưa có 1 cái chùa cũ ở giữa làng, những năm 45 bọn Nhật sang phá chùa, đập tượng ném xuống giếng cũ ở đó lấp đi. Thầy bảo thầy có biết câu chuyện của gia đình nhà ông Nghi, bây giờ có chùa mới thì phải làm lễ cầu siêu, hô thần nhập tượng, đón thần từ ngôi chùa cũ lên, rồi thầy còn lên đền Sóc xin chân hương để dân làng đc thờ cả thánh Gióng nữa, có thần bảo vệ thì dân làng mới yên ổn, thần trùng mới ko dám lộng hành.
Xem nhiều truyện hơn tại: thien duong truyen